Khai thác hiệu quả giá trị các di sản thế giới

15:13 11/07/2015
Tính đến hết năm 2014, cả nước có 17 di tích và loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là Di sản (DS) văn hóa vật thể và DS văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Việc khai thác hiệu quả tiềm năng của các di tích thuộc nhóm DS văn hóa vật thể như: Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An... đã mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho địa phương và đất nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.

Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh khai thác, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của các DS nên lượng khách du lịch tham quan tại các điểm DS thế giới tại Việt Nam không ngừng tăng lên. Vịnh Hạ Long, quần thể di tích Cố đô Huế từ khi mới được công nhận là DS thế giới chỉ có vài chục nghìn du khách, đến nay đã thu hút trên 2 triệu du khách tới tham quan, nghiên cứu mỗi năm. Nhờ đó, riêng nguồn thu hằng năm từ tiền vé của những DS này có đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách của địa phương.

Cụ thể, năm 2014, doanh thu từ vé tham quan Vịnh Hạ Long vào khoảng 350 tỷ đồng, quần thể di tích Cố đô Huế đạt hơn 139 tỷ đồng, phố cổ Hội An đạt hơn 98 tỷ đồng... Đó là chưa kể nguồn thu từ các dịch vụ khác. Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có, những kết quả vừa qua được cho là chưa tương xứng.

Không chỉ đóng góp lớn cho ngân sách địa phương, việc khai thác hiệu quả giá trị của DS còn trực tiếp góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa dân tộc đến với đông đảo bạn bè thế giới.

Đặc biệt, nhiều DS sau khi được quốc tế công nhận cũng nhận được sự hỗ trợ của UNESCO và các tổ chức, như: dự án tu bổ, tôn tạo nhóm tháp G ở Mỹ Sơn do Chính phủ Ý tài trợ với kinh phí trên 1,5 triệu USD; dự án bảo tồn DS Hoàng thành Thăng Long do Quỹ Tín thác (Nhật Bản) tài trợ với kinh phí 1,1 tỷ USD; đến nay, di tích Cố đô Huế đã được nhiều chính phủ và 26 tổ chức quốc tế tài trợ với nguồn kinh phí gần 10 triệu USD để phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn…

Bên cạnh những kết quả to lớn kể trên, việc quản lý bảo tồn và phát huy giá trị các DS thế giới ở nước ta còn bộc lộ một số hạn chế, như: các quy định, quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị DS còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa được điều chỉnh kịp thời. Việc phân công, phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị quản lý DS tại một số địa phương còn nhiều bất cập... Nhiều chuyên gia văn hóa lo ngại, trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị DS, yếu tố kinh phí luôn là trở ngại lớn được đặt ra.

Trong khi nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước hạn chế, năng lực khai thác của cơ quan quản lý DS còn bất cập, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt hơn chủ trương xã hội hóa trong công tác bảo tồn, khai thác giá trị của DS.

Theo GS Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng DS Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá Việt Nam, việc thực hiện xã hội hóa không chỉ giúp giải quyết được những khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn, mà còn tạo động lực để khai thác, phát huy hiệu quả giá trị của DS.

“Việc làm này là hoàn toàn phù hợp, bởi Nhà nước chủ trương người dân cùng đóng góp bảo tồn DS thì cũng có thể cùng phối hợp khai thác giá trị của DS” - GS Thịnh nhấn mạnh.

Vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất chủ trương kêu gọi DN hợp tác, cùng tham gia khai thác du lịch đối với Vịnh Hạ Long. Theo đó, vấn đề quản lý Nhà nước và bảo tồn DS do tỉnh thực hiện, DN chỉ thực hiện khai thác du lịch và dịch vụ. Dù có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh chủ trương này, nhưng đây là hướng đi gợi mở và phù hợp với xu thế chung của thế giới. 

Các chuyên gia cũng lưu ý: Xã hội hóa không đồng nghĩa với việc tư nhân hóa mọi hoạt động liên quan đến DS. Cơ quan chủ quản phải giữ vai trò quản lý và hướng dẫn theo đúng định hướng và chủ trương của Nhà nước. Các DN tham gia với năng lực tài chính và sự nhạy bén trong kinh doanh sẽ khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh của DS. Tuy nhiên, DN phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan và chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước.

Cảnh Vũ

Chiều 28/11, với 452/452 (94,36%) đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Hồng Minh.

Ngày 28/11, thông tin từ UBND xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) cho biết, liên quan đến bài viết rừng keo lá tràm của nhiều hộ dân ở thôn Phước Hưng, xã Hoà Nhơn bị san phẳng trong quá trình thi công dự án logistics cạnh đó mà Báo CAND đã phản ánh, chính quyền địa phương đã buộc đơn vị san gạt bồi thường và thực hiện cải tạo phần đất để người dân tiếp tục trồng lại rừng.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, diễn ra ngày 25/11/2024 vừa qua đã xem xét, cho ý kiến việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Bên hành lang Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều bày tỏ đồng tình, thống nhất cao với quan điểm của Trung ương.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện công tác dân vận đối với việc lập và triển khai quy hoạch; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh “điểm nóng”.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa yêu cầu bị can Nguyễn Đăng Thuyết (SN 1970, nơi thường trú: phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) là Tổng giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội và bị can Nguyễn Thị Hòa (SN 1978, nơi đăng ký thường trú: phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) là Giám sát kế toán thuế Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị y tế Danh và Công ty TNHH thiết bị y tế Tràng Thi ra đầu thú.

Trong những năm qua, tại tỉnh Quảng Trị, hoạt động mời thầu, tham gia đấu thầu và chấm thầu đối với dự án đầu tư công trên địa bàn, thường xuyên bị đơn thư kiến nghị, khiếu nại và tố cáo. Tuy nhiên, khi xảy ra sự việc, cơ quan chức năng chủ yếu xử lý hành chính như tạm dừng, hủy bỏ đấu thầu để đấu lại, mà không điều tra, xác minh sâu để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đó cũng là nguyên nhân khiến tình trạng sai phạm này lặp đi lặp lại nhiều.

Ngày 28/11, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH, Bộ Công an) cho biết, sau một thời gian tranh tài, đêm chung kết Cuộc thi quốc tế tìm kiếm giải pháp công nghệ (Dữ liệu với cuộc sống - Data For Life 2024) đã diễn ra tối 27/11, tại Đài Truyền hình Việt Nam, với sự góp mặt của 6 đội là X-Fea, NCB-CDS-AIML, Small World Big Venture, ZeroToHero, GoTrust, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文