Khánh Hòa đặt tên đường hai Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên đảo Gạc Ma
- Chuyện ít biết về con gái người Anh hùng bảo vệ quốc kỳ trên đảo Gạc Ma
- Khúc tráng ca bất tử bên bờ biển xanh
32 năm về trước, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, máu của những cán bộ, chiến sĩ (CBCS) ở Trường Sa đã đổ xuống trong trận hải chiến ngày 14-3-1988 trên đảo Gạc Ma.
Mặc dù phải đối mặt trong trận hải chiến không cân sức, nhưng CBCS Hải quân Việt Nam bất chấp hy sinh, dũng cảm chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Vòng tròn bất tử trong Khu tưởng niệm Gạc Ma ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Hữu Toàn |
Trong trận chiến đó 64 CBCS hy sinh, 9 người bị bắt giữ đưa về Quảng Đông sau 3 năm mới trao trả. Tàu HQ-505 cùng Trung tá Trần Đức Thông, Đại úy Vũ Phi Trừ, Thiếu tá Vũ Huy Lễ, Thiếu úy Trần Văn Phương và Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh đã được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công, Chiến công…
Biểu tượng 64 cán bộ - chiến sĩ hải quân hy sinh anh dũng trên đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988 trong Khu tưởng niệm Gạc Ma. Ảnh: Hữu Toàn |
Anh hùng, liệt sĩ Trần Đức Thông (SN 1944) quê xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà (Thái Bình). Thời điểm hy sinh là Trung tá, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân, trực tiếp có mặt trên tàu HQ-604 chỉ huy đồng đội chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Phương (SN 1965) quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch – nay là phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình). Thời điểm hy sinh là Thiếu úy, Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma.
Cách đây ba năm, khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma với cụm tượng đài “Những người nằm lại phía chân trời” với hình tượng 9 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đứng tựa bên nhau, tay giương cao cờ Tổ quốc, bên cạnh là 64 đồng đội đã hy sinh anh dũng trong trận hải chiến trên đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988 được kết nối thành “Vòng tròn bất tử” cùng các hạng mục Bảo tàng ngầm và Quảng trường Hòa Bình được xây dựng trên diện tích 25.000m2 ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm đã được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa khánh thành nhận dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2017).