Khi ta "chịu" đọc nhau

15:29 08/10/2007
Cứ đằng thằng mà nói, trong số hàng trăm hội viên Hội Nhà văn Việt Nam mà mỗi dịp hội họp, tay bắt mặt mừng, hỉ hả cười nói với nhau kia, có được bao nhiêu người ta có thể kể tên chính xác một vài tác phẩm (hoặc đặc điểm cơ bản) trong đời sáng tác của họ, dù rằng sách họ in ra, ta đều được biếu, tặng?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, từng nêu thực trạng của việc "lười đọc", trong đó anh đưa ra một hiện tượng mà tôi tin là có cơ sở: ấy là việc một số nhà văn tuy danh nghĩa thành viên Hội đồng chấm giải cuộc thi này, giải thưởng nọ, song lại "lười đọc", từ đó dẫn tới việc nghe theo số đông, kiểu hóng hớt, rồi cứ thế… bỏ phiếu.

Thành ra kết quả tưởng là được quyết định bởi tập thể nhưng lắm khi lại được dẫn dắt theo ý của… một đôi người! Thật ra, việc "lười đọc" không chỉ xuất phát từ cái "tạng" của một số người, mà là căn bệnh chung của nhiều người, và rất phổ biến hiện nay.

Cứ đằng thằng mà nói, trong số hàng trăm hội viên Hội Nhà văn Việt Nam mà mỗi dịp hội họp, tay bắt mặt mừng, hỉ hả cười nói với nhau kia, có được bao nhiêu người ta có thể kể tên chính xác một vài tác phẩm (hoặc đặc điểm cơ bản) trong đời sáng tác của họ, dù rằng sách họ in ra, ta đều được biếu, tặng?

Thậm chí, ta có thể bỏ ra rất nhiều thời gian để ngồi bù khú với nhau, chén chú chén anh, song để dành một chút thời gian cho việc đọc nhau hẳn là một việc… hơi "xa xỉ" (?!).

Nhà thơ Trịnh Thanh Sơn đã mất! Tôi biết, sinh thời ông là người rất yêu thơ và đọc của bè bạn cũng khá nhiều. Không thế, sao ông lại "dám" đặt cho tập phê bình, cảm nhận thi ca của mình cái tên "Đi dọc cánh đồng thơ"?

Nhưng, xin lỗi vong hồn nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, tác giả của những câu thơ mà theo tôi là rất tài hoa, hiện trong số những bè bạn thương mến của ông, có nhiều lắm không những người đọc ông kỹ như ông từng đọc họ?

Sở dĩ tôi đặt ra câu hỏi vậy, bởi qua "khảo sát" những bài viết về Trịnh Thanh Sơn in đó đây trên một số báo trước và sau ngày ông tạ thế, bên cạnh những kỷ niệm được nhắc, nhớ một cách xúc động về những ngày cùng vui sống (trong đó không thể thiếu vắng những bữa rượu nghiêng trời lệch đất của thi sĩ họ Trịnh), tôi nhận thấy khá hiếm hoi những câu thơ của ông được trích dẫn kèm bên.

Nói đến đây là tôi lại nhớ tới hình ảnh Trịnh Thanh Sơn thời điểm tôi và nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu tới thăm (chỉ chưa đầy hai ngày trước khi ông mất). Mặc dù ông nói khào khào rất khó nghe, song người con trai của ông vẫn dịch được ra rằng, ông yêu cầu người nhà lấy sách của ông ra để… tặng khách.

Chúng tôi cảm động đến ứa nước mắt. Mới thấy, ở những giờ phút cuối cùng, thi sĩ họ Trịnh vẫn khát khao được bạn bè chia sẻ với những trang viết của mình như thế nào.

Như ở phần đầu bài đã nói, việc "lười đọc" đã xuất hiện ở cả những nhân vật có chân trong hội đồng xét giải mà việc đọc vốn dĩ không còn là sở thích mà là trách nhiệm của họ.

Hẳn bạn đọc sẽ rất ngạc nhiên về điều này. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi chứng kiến những người tuy không đọc nhưng vẫn có thể nói thao thao về một số "đặc điểm" của tác phẩm. Mà họ thường xuyên làm được như vậy. Phải thừa nhận có những người rất có "tài" về mặt này.

Trước đây, tôi từng được con trai của một trong những người từng giữ cương vị lãnh đạo Hội Nhà văn kể cho nghe câu chuyện: Bấy giờ là vào thập niên 80 (của thế kỷ XX), tiểu thuyết "Cù lao Chàm" của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn ra đời, gây xôn xao dư luận bạn đọc cả nước.

Một cuộc hội thảo được tổ chức xoay quanh sự kiện này. Là một trong những người được mời tham gia phát biểu, song chỉ đến trước thời điểm diễn ra hội thảo chưa đầy một tiếng, ông nhà văn nọ mới lật giở xem qua vài trang của cuốn tiểu thuyết.

Vậy mà, khi vào hội thảo, nghe ông phát biểu một cách say sưa, hùng hồn, ai cũng tin là ông đã nghiền ngẫm cuốn sách này rất kỹ, và ngay từ lúc cuốn sách… mới ra đời.

Riêng người con trai của ông nhà văn thì tự hào cho rằng bố mình có ăng ten rất thính nhạy, chỉ qua một vài ý kiến đề dẫn, ông đã nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của cuốn sách.

Cũng có người biết thực hư câu chuyện lại cho rằng, sở dĩ những người nhận thấy phát biểu của ông nhà văn nọ là "sâu sắc" là bởi rất có thể họ cũng như ông, chỉ đọc cuốn sách một cách lớt chớt mà thôi.

Phải chăng, chính từ sự "lười đọc" đó mới đẻ ra hiện tượng có những giải thưởng văn học được trao cho tác giả chứ chưa hẳn là cho tác phẩm? Và đó là nguyên nhân dẫn tới những giải thưởng thiếu thuyết phục, từng bị công luận lên tiếng phê phán... 

Phạm Nhật Linh

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文