Khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

12:30 25/08/2012
Trải qua bao thăng trầm, các nghệ nhân làngnghề dệt thổ cẩm Sray Skoth của đồng bào Khmer (xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống. Mới đây, chính quyền địa phương đã mở lớp đào tạo 24 phụ nữ trong xã để từng bước duy trì và phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững.

Ông Chau Mum (72 tuổi), người đã duy trì nghề dệt thổ cẩm từ hơn 40 năm trước. Hiện con gái ông là Neang Sa My được UBND xã Văn Giáo chọn để đứng lớp dạy cho các chị em phụ nữ trong phum. Ông Chau Mum cho biết: “Thấy tụi nhỏ thạo nghề lại khéo léo nên xã đề nghị con Neang Sa My dạy căn bản cho 12 chị em phụ nữ trong phum. Các khung cửi được xã hỗ trợ vay vốn sắm sửa. Lớp học mở cũng được hơn 4 tháng rồi, nhiều cô đã dệt được khăn choàng tắm. Còn khăn choàng có hoa văn cần phải học lớp nâng cao thì mới dệt được”.

Hiện trong xã có khoảng 70 hộ với 127 thợ dệt đã học qua nghề dệt thổ cẩm. Trung bình mỗi hộ được Nhà nước hỗ trợ một khung dệt trị giá khoảng 1,5 triệu đồng và vay 3 triệu đồng với mức lãi suất thấp để mua nguyên liệu dệt. Nhờ vậy mà những hộ này đã có việc làm, thu nhập ổn định. Theo ông Chau Mum, nghề dệt tại Sray Skoth đã có từ bao đời nay. Lúc thịnh hành, nhà nào cũng nuôi tằm se tơ, mỗi hộ có từ 2 chiếc xa quay, khung dệt trở lên.

Hồi đó, những bậc cao niên trong phum thường mua tơ ở Tân Châu (An Giang) hay TP Hồ Chí Minh về dệt ra những loại lụa óng ả, mềm mại. Đồng thời, họ còn sáng tạo ra những kỹ thuật dệt độc đáo riêng chỉ có ở làng dệt Sray Skoth. Trong đó, lụa dùng cho trang phục thường được dệt những hoa văn hình vuông, tròn hoặc đa giác mà người dân trong nghề quen gọi là “bắt bông trơn”. Lụa dùng làm thảm, rèm, trướng... khó dệt hơn vì phải dùng kỹ thuật “chằng hun” - bắt bông dâu.

Chị Neang Sa My giới thiệu một sản phẩm thổ cẩm của làng nghề Sray Skoth.

Nhiều người Campuchia đã hết sức bất ngờ khi thấy lụa ở Sray Skoth đẹp, tốt hơn hàng bản xứ của họ. Vì lụa Campuchia thường nhuộm bằng hóa chất trước khi dệt, nên vải bị cứng, không bền. Trong khi đó, lụa ở đây được nhuộm bằng các loại thảo mộc theo phương pháp cổ truyền, nên màu sắc rất bền, càng mặc càng óng ả. Độc đáo hơn cả là các nghệ nhân đã áp dụng kỹ thuật dệt ba lớp tơ với ba màu khác nhau trên cùng một mảnh lụa, làm cho người mặc tấm lụa khi đứng có màu xanh, lúc ngồi lại ngả sang màu đỏ, lúc nhìn nghiêng thì có màu cam...

Chị Neang Sa My, cho biết: “Những năm gần đây, phong trào dệt thổ cẩm Văn Giáo dường như tạm lắng do chị em chủ yếu kiếm sống bằng nghề nông, làm mướn hoặc đi lao động xa. Từ đó, làng nghề dần bị mai một. Được chính quyền địa phương quan tâm mở lớp đào tạo để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống gia đình, tôi mừng lắm. Vừa rồi được xã chọn, tôi mạnh dạn nhận lời dạy cho chị em”.

Trong quá trình dạy cũng gặp nhiều khó khăn, do đây là một nghề rất khó, đòi hỏi phải dạy thật kỹ và khéo thì học viên mới dễ tiếp thu. Bình quân, mỗi ngày 2 người dệt được 1 khăn xà rông, trị giá khoảng 400.000 đồng, trừ chi phí kiếm lời trên 150.000 đồng. Sản phẩm làm ra bán tại địa phương, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và bán sang Campuchia.

Ông Chau Tài - Phó Chủ tịch UBND xã Văn Giáo, cho biết: Hiện nay, xã đã củng cố khoảng 150 hội viên ở địa phương để khôi phục lại làng dệt thổ cẩm truyền thống. Các học viên tham gia lớp học còn được hỗ trợ tiền ăn 15.000đ/ngày trong suốt 9 tháng. Trước đó, từ nguồn vốn Chương trình 135, xã đã mở rộng và tráng nhựa tuyến đường Văn Râu từ tỉnh lộ 948 dẫn vào làng dệt thổ cẩm (chiều dài 1.500m, rộng 7m) tổng kinh phí 1,5 tỷ, đồng nhằm phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan làng dệt

Đ.Văn – T.C.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文