Không gian sân khấu của Xuân Đàm…

16:48 16/10/2011
NSND, đạo diễn Xuân Đàm là một trong những tên tuổi lớn của nền sân khấu đương đại VN. Ngoài những vở diễn có giá trị nghệ thuật đủ các thể loại Kịch dân ca, Kịch nói, Tuồng… mà ông đã sáng tạo từ những năm 70; ngót nửa thế kỷ qua, với cương vị là người làm công tác quản lý VH-NT nhiều năm của vùng đất Huế - Quảng Trị; Xuân Đàm đã có những đóng góp nhất định trong việc giữ gìn và phát triển một nền sân khấu cách mạng VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…

Sinh ra và lớn lên tại làng Lập Thạch, tổng An Đôn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (nay là Đông Hà, Quảng Trị) - một vùng quê nghèo, hẻo lánh - chẳng ai biết Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch nói là gì cả. Lên mười tuổi, cậu bé Xuân Đàm vào học trường Thánh mẫu Đông Hà của Thiên Chúa giáo (để khỏi phải trả học phí)…

Vào năm Nhật đảo chính Pháp, đang học đệ nhất thì phải bỏ dở, về nhà đi học tư, sau năm tháng học hết chương trình 3 năm bậc tiểu học, nhưng chưa kịp thi chuyển cấp thì nổ ra Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945; Xuân Đàm cũng gia nhập đoàn biểu tình, cướp chính quyền ở tỉnh Quảng Trị…

Năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn tổng phản công; phong trào xếp bút nghiên ra trận dâng lên mạnh mẽ, chàng trai trẻ Xuân Đàm đã ghi tên tòng quân nhập ngũ vào ngày 1/7/1950, khi chưa học hết lớp đệ nhị… Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, anh tập kết ra Bắc, được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng hạng Ba, với chức vụ Trung đội trưởng - quân hàm Thiếu úy.

Năm 1960, Xuân Đàm thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam, vào học lớp đạo diễn và chính thức chuyển ngành rời khỏi quân ngũ… Từ đó, một chân trời mới với những đam mê, khát vọng nghệ thuật mới đã mở ra trước mắt Xuân Đàm - khi anh  bước vào tuổi "tam thập nhi lập" - với tất cả độ chín và từng trải của người cựu chiến binh vùng đất Bình - Trị - Thiên khói lửa năm xưa…

Nhưng rồi, một niềm vui bất ngờ đã đến với Xuân Đàm, khi vừa học hết kỳ một, anh đã được chọn đi học đạo diễn sân khấu ở Moskva (Liên Xô cũ). Từ đó, sau những năm tháng miệt mài học tập (từ 1962 đến 1964, và từ 1967 đến 1970), Xuân Đàm về nước, trở thành một đạo diễn sân khấu chuyên nghiệp.

Và sau bốn mươi năm lăn lộn với hai cánh gà sân khấu, anh đã đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam trên năm mươi vở diễn; mà trong đó, các tác phẩm Gia đình má Bẩy; Con gà chân chì; Tín hiệu trái tim; Tiếng hát; Bão tố ngoài khơi; Tình ca; Độc thoại đêm; Trần Thủ Độ; Bình minh đó, trái tim anh; âm mưu và tình yêu; Huyền thoại mẹ... đã trở thành nổi tiếng, để lại những hiệu quả nghệ thuật đầy cảm xúc trong giới sân khấu cũng như đông đảo công chúng cả nước.

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm.

Nhận xét về nghệ thuật đạo diễn của NSND Xuân Đàm, nhà văn, nhà viết kịch Xuân Đức cho rằng - Đó là một không gian sân khấu của làng, văn hoá làng, thứ bùa mê đeo đẳng suốt cuộc đời và sự nghiệp của Xuân Đàm, thứ đã trói buộc đời anh với quê hương, đã tạo nên cốt cách nghệ sĩ của anh.

Và như thế, nghệ sĩ Xuân Đàm không chỉ để lại cho đời một thành quả lao động sáng tạo đáng khâm phục, mà chắc chắn anh sẽ để lại những dư chấn mạnh mẽ cho các thế hệ nghệ sĩ sau này một tình yêu Tổ quốc đích thực, một tình yêu có cội nguồn sâu xa từ câu ru, điệu Lý, từ ao đằm, bãi cỏ làng quê. Đó là tình yêu đất nước theo cách mà nhà văn Nga Erenbua đã nói…

Còn nhà văn, nhà viết kịch Tất Đạt (người đã cộng tác với Xuân Đàm trong nhiều tác phẩm), thì khẳng định - Sân khấu của Xuân Đàm hoàn toàn ngược với sân khấu thính phòng, không có những điếu thuốc lá phì phèo (làm thế, nhân vật nào trong kịch cũng đều nghiện thuốc hết). Không có những cảnh nhấp ly rượu kênh kiệu, đứng lên ngồi xuống, eo hẹp gò bó trong mấy chiếc ghế sa lông. Cái cảm giác "diễn kịch" bị Xuân Đàm phá bỏ tan tành. Sân khấu của anh sinh động như cuộc sống thực. Đôi khi, anh cho diễn thực đến mức người xem phải ngỡ ngàng. Xuân Đàm là một đạo diễn độc đáo. Tận dụng chiều ngang, chiều dọc, bề sâu, bề rộng, hố nhạc, trần sân khấu, bậc thang leo lên mái, cánh gà, riềm, phông, gầm sàn, gác chiếu đèn, anh chỉ thiếu một nước là không dỡ mái nhà đi, không có diễn ở giữa lòng  khán giả nữa thôi!                        

Với riêng tôi, trong 40 năm là họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu, tôi đã cộng tác với hầu hết các đạo diễn tên tuổi, cũng như các đạo diễn trẻ trong nước. Với trên 300 vở diễn đủ các loại hình nghệ thuật - Tuồng, Kịch nói, Chèo, Cải lương, Kịch dân ca, Múa rối, Xiếc và Ca múa nhạc… mỗi đạo diễn, với những quan niệm và phong cách khác nhau - đều cố gắng tạo nên những không gian sân khấu độc đáo của riêng mình. Nhưng trong số đó, một trong những gương mặt đạo diễn đã để lại nhiều ấn tượng nghệ thuật nhất - đó chính là NSND, đạo diễn Xuân Đàm.

Nghe tiếng đạo diễn Xuân Đàm đã lâu - với nhiều vở diễn mà anh đã dàn dựng - nhưng đến đầu những năm tám mươi của thế kỷ XX; chúng tôi mới cộng tác làm việc với nhau. Đó là vở Hoa khôi trên núi (tác giả Tất Đạt), của Đoàn Kịch nói Quân khu 2 - Huy chương Bạc Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp Toàn quân (1984). Một vở diễn mở hết không gian với phong cách ước lệ, tượng trưng của sân khấu truyền thống, kết hợp với phong cách  hiện đại. Rừng núi, đồi đất, cây lá, sông suối của không gian Tây Bắc, Việt Bắc được cách điệu hóa; với ba khối bục tam giác - vừa là cầu thang nhà sàn, vừa là ruộng bậc thang, vừa là hòn đá ven suối - để hai nhân vật chính là cô gái và chàng trai yêu nhau, chống lại những thế lực phong kiến, thực dân đã định cướp đi tình yêu trong trắng và hạnh phúc mới đơm hoa kết trái của họ.

Làm việc với Xuân Đàm, điều khiến tôi thoải mái nhất để thả hồn sáng tạo của mình trong việc tạo dựng không gian của vở diễn - là anh không bao giờ áp đặt bất kỳ một ý đồ dàn dựng nào của đạo diễn. Trái lại, Xuân Đàm chỉ trao đổi, gợi mở và tôn trọng các sáng tạo của họa sĩ - để từ đó, anh dàn dựng các mảng miếng đạo diễn của mình một cách hiệu quả nhất. Sân khấu của Xuân Đàm luôn luôn là một sân khấu động - đầy ắp những không gian truyền thống, kết hợp một cách nhuần nhuyễn với các thủ pháp hiện đại.

Sau vở này, tôi còn cộng tác với Xuân Đàm một vài vở kịch khác nữa - nhưng một trong những tác phẩm mà tôi tâm đắc nhất và để lại ấn tượng cho đến hôm nay - chính là vở kịch nói Trần Thủ Độ (tác giả Nguyễn Anh Biên) của Nhà hát Kịch Việt Nam - do NSND Trọng Khôi thủ vai Trần Thủ Độ. Đó là những không gian của nhà Trần từ Thiên Trường cho đến kinh đô Thăng Long với những con thuyền, những cánh buồm - của những khối bục cong nhỏ - vừa là hoa viên, vừa là nội thất, vừa là Bạch Đằng cuộn sóng...

Tất cả đều chuyển động, đều chao đảo - tượng trưng cho bối cảnh đầy khó khăn của nhà Trần lúc đó, mà đứng đầu là Thái sư Trần Thủ Độ. Tại sân khấu Hội diễn ở TP Thái Nguyên, khi kết thúc lớp cuối cùng; khán giả và các bạn đồng nghiệp đã nồng nhiệt chúc mừng một tác phẩm sân khấu hoành tráng nhưng lại hết sức dung dị - bởi một phong cách dàn dựng và những không gian sân khấu hết sức gợi cảm. Vở Trần Thủ Độ đã đoạt Huy chương Vàng của Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp Toàn quốc năm 1995…

Thấm thoát trên 30 năm đã trôi đi, kể từ những ngày đầu đi làm sân khấu với anh - đời người như bóng câu qua cửa sổ. Đến nay, NSND, đạo diễn Xuân Đàm đã bước vào độ tuổi "bát thập"; lại vừa trải qua một căn bệnh hiểm nghèo, nên không thể tiếp tục sáng tạo với những niềm vui, nỗi buồn cùng sàn diễn và hai cánh gà sân khấu nữa.

Nhưng với những gì mà anh đã cống hiến, chắc chắn sẽ còn lại mãi với nền nghệ thuật sân khấu cách mạng nước nhà, trong suốt nửa sau của thế kỷ XX. Bởi, Xuân Đàm là một trong những gương mặt đạo diễn độc đáo của sân khấu đương đại Việt Nam - đúng như lời tự bạch đầy tâm huyết của anh - Để có một bộ mặt sân khấu Việt Nam khác biệt với thế giới, chúng ta phải trở về cội nguồn của sân khấu dân tộc, có nghĩa là sân khấu Kịch nói Việt Nam cần phải thực hiện khẩu hiệu "Dân tộc hóa" nền sân khấu Kịch nói Việt Nam hiện đại

NSND Lê Huy Quang

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文