"Ký ức Trường Sơn trong tôi"

10:32 03/05/2009
Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng khi hồi tưởng lại, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng vẫn cảm thấy như mình đang sống trong những ngày chiến tranh gian khổ và ác liệt nhưng sôi nổi của tuổi trẻ.

Những ngày này rất nhiều hoạt động đang chuẩn bị diễn ra để kỷ niệm 50 ngày mở đường Trường Sơn huyền thoại. Con đường nối liền hậu phương và tiền tuyến, con đường huyết mạch để toàn dân tộc đi đến ngày đại thắng mùa xuân 1975 đã đi vào lịch sử, và còn mãi trong ký ức của những con người đã một thời hào hoa ra trận.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng là một trong số rất ít những người cầm máy ảnh gắn bó lâu nhất với Trường Sơn: 9 năm 10 tháng. Ông cũng không nhớ mình đã chụp bao nhiêu bức ảnh về các vị tướng lĩnh, những người lính, những thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

- Thưa nghệ sĩ Hoàng Kim Đáng, cuốn sách ảnh "Đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh" do ông làm chủ biên xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, từng giành giải thưởng Sách đẹp của Hội Xuất bản năm vừa qua liệu đã khiến ông hài lòng vì trả được món nợ tinh thần với con đường Trường Sơn huyền thoại hay chưa?

- Nói là trả được món nợ tinh thần của một người cầm máy ảnh suốt gần 10 năm gắn bó với núi rừng Trường Sơn như tôi thì chắc chắn là chưa. Nếu không mất mát đi một số phim ảnh quý đã chụp thì tôi có thể làm được 3 cuốn sách ảnh về đường Trường Sơn trong chiến tranh. Với tôi, làm bao nhiêu công trình về đường Trường Sơn cũng không thể gọi là đủ. Vì tôi thấy mình còn mắc nợ những con người đã một thời sinh tử với con đường huyền thoại này rất nhiều.

- Vậy, ngoài những tấm ảnh đã cũ bởi thời gian nửa thế kỷ đã qua, những gì còn đọng lại trong ông cho đến ngày hôm nay?

- Như đã nói, đọng lại trong tôi chính là những con người, là tình người mà tôi không thể quên. Khi vào Trường Sơn, tôi chỉ là một người lính bình thường. Nhưng vì có chút kiến thức tự học và tình yêu đối với nhiếp ảnh mà tôi cầm máy. Nhờ vậy, tôi đã có vinh dự được đi cùng với nhiều tướng lĩnh, ghi lại những khoảnh khắc đẹp của họ ở nơi khốc liệt bom đạn của kẻ thù và cả những phút giây hết sức đời thường, giản dị. Tôi cũng được lắng nghe nhiều câu chuyện cuộc đời, chứng kiến những tình cảm đồng đội xúc động.

- Được đi cùng với nhiều tướng lĩnh, vậy những ai để lại trong ông những ấn tượng khó phai mờ nhất?

- Tôi nhớ nhất là Đại tá Đặng Tính, nguyên là Chính ủy Quân chủng Không quân. Ông rất đức độ, tài năng và tâm huyết. Ông làm thơ hay và yêu văn nghệ. Đặc biệt, ông cắt tóc rất đẹp. Đến đâu ông cũng cắt tóc cho anh em chiến sĩ. Vốn khiêm tốn, lại có ngoại hình ốm, xanh nên rất nhiều anh em chiến sĩ không hề biết mình đã được vị chính ủy cắt tóc cho. Đêm cuối cùng trước khi Đại tá Đặng Tính hy sinh, tôi chứng kiến ông nằm trên một mảnh áo mưa để ngắm trăng rừng Trường Sơn rất lãng mạn. Ông cũng trò chuyện là mỗi lần về nhà ít khi được ăn cơm cùng vợ nên cảm thấy rất có lỗi với vợ.

Tướng quân Phan Trọng Tuệ, Tư lệnh đầu tiên của đường Trường Sơn, tôi cũng có ấn tượng rất mạnh, mặc dù không có cơ hội gần gũi ông. Chỉ đôi lần ở những trọng điểm ác liệt, tôi nhìn thấy ông vóc dáng đẹp đẽ, phong thái đường hoàng và ông rất được những người lính công binh ca ngợi là con người hiền hậu, yêu thương anh em, đồng chí. Tuy nhiên, có nhiều nhân vật mà tôi tiếc rằng vì lý do chủ quan hay khách quan nào đó, tôi đã không chụp được những bức ảnh về họ những năm tháng ở Trường Sơn. Nhiều bức ảnh đẹp dù không chụp được nhưng vẫn sống trong tôi.

- Ông có thể tả lại những bức ảnh vẫn sống trong ký ức Trường Sơn của mình?

- Chẳng hạn một hôm tôi đứng ở trọng điểm ATP, bom đạn của địch giội không lúc nào ngớt. Giữa trưa, nắng ở bên này và mưa ở bên kia Trường Sơn. Cảnh đẹp đến mức tôi hào hứng cầm máy vì nghĩ mình đã chụp được hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: "Trường Sơn Đông nắng Tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình". Nhưng tối về mở phim ra thì thấy  phim không chạy, tiếc ngơ ngẩn. Rồi có hôm chụp ảnh đại hội mừng công, tôi lại lắp nhầm phim chụp rồi vào máy ảnh, chụp đè lên ảnh cũ, về hỏng hết.

Lần khác đi qua túi nước Xiêng Phan, thấy bộ đội nữ đang chuyển hàng. Máy bay địch đến bất ngờ, chúng ném bom phát quang. Nhiều chiến sĩ nữ hy sinh. Một số người còn sống thì áo quần cháy sém phải chui xuống hầm. Các đơn vị bộ đội đi qua đều cởi quần dài để "tiếp viện" cho chị em dưới hầm. Nhưng các chị lại không có áo mặc. Thế mà các chị vẫn tiếp tục công việc chuyển hàng cho kịp ra tiền tuyến. Nhìn cảnh ấy nhiều người rơi nước mắt vì xúc động. Tôi tiếc là khi đó không mang theo máy ảnh bên mình để chụp lại những bức ảnh tràn đầy tinh thần quả cảm của những người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn.

Một lần khác tôi đi qua cánh rừng Lào nắng hè oi ả. Hàng vạn con ve sầu kêu inh ỏi trong các lùm cây. Một đại đội chiến sĩ nữ đóng quân ở đó. Họ chỉ làm một việc là ngày ngày khiêng hòn đá rất to chặn vào con suối xóa dấu vết các đoàn xe và bộ đội hành quân qua để tránh bị máy bay địch phát hiện. Tôi ngắm nhìn các cô gái nơi thăm thẳm núi rừng và xót xa nghĩ, nếu họ ở hậu phương, có thể giờ này họ đã có chồng, có con, có cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng họ đã có mặt ở Trường Sơn và hy sinh âm thầm trong cánh rừng này. Tôi đã không chụp được bức ảnh nào về những hy sinh thầm lặng của họ. Sau này tôi biết rất nhiều người trong số họ đã không thể có một gia đình. Một vài người tìm đến cửa Phật và trở thành nhà tu hành.

- Theo ông những bức ảnh và những thước phim tư liệu còn lại đến hôm nay đã đủ để khắc họa tầm vóc của đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh chống Mỹ chưa?

- Tôi nghĩ là chưa. Ở đây không nói đến chuyện số lượng ảnh và phim tư liệu ít hay nhiều. Vấn đề là nhãn quan của người quay phim, chụp ảnh về Trường Sơn vẫn nghiêng về tả chân, tả thực nên những tư liệu có được phần lớn là giống nhau, nghèo nàn về ý tưởng, chưa nêu bật được tầm vóc xứng đáng của con đường huyết mạch có vai trò quyết định đối với thắng lợi cuối cùng của dân tộc. Điều quan trọng là phải dựng được chân dung của con đường, và hơn thế là chân dung của cả một thời đại.

- Từ khi giải phóng tới nay, ông đã quay trở lại Trường Sơn bao nhiêu lần?

- Tôi trở lại Trường Sơn rất nhiều lần, không thể nhớ hết. Mỗi lần trở lại dấu vết chiến tranh đã xóa mờ thêm một chút. Cây đã lại mọc xanh trên miệng các hố bom. Chỉ còn lại những ký ức dội về khi xem lại các bức ảnh. Rất nhiều nhân vật trong ảnh của tôi đã nằm lại trên các ngả đường Trường Sơn. Và cũng rất nhiều người nay đã trở thành các vị tướng lĩnh.

- Xin cảm ơn nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng!

Vũ Quỳnh Trang (thực hiện)

Ngày 28/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa có vừa có thêm một ca mắc bệnh sởi tử vong. Đây là ca bệnh tử vong thứ 3 do mắc bệnh sởi trên địa bàn tỉnh trong năm nay…

Ngày 28/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố và thông báo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002, văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 giống với văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam và không giống văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế.

Thời gian qua, Công an ở một số tỉnh, thành đã liên tục triệt phá các đường dây, băng nhóm mua bán súng, đạn và trao đổi linh kiện súng, thu giữ hàng ngàn khẩu súng, hàng chục ngàn viên đạn cùng nhiều bộ phận linh kiện. Cơ quan chức năng kiểm soát rất chặt chẽ tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ, cảng biển, súng đạn cũng được quản lý rất nghiêm, vậy thì các đối tượng tội phạm vận chuyển súng đạn bằng cách nào vào nội địa để đưa lên rao bán ở các hội, nhóm kín trên mạng xã hội? 

Trong bối cảnh cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ ba, hôm 26/12 (giờ địa phương), cả Nga và Ukraine đã đưa ra các tuyên bố quan trọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam cho các nỗ lực đàm phán, nếu cơ hội chín muồi.

Sáng nay, ngày 28/12/2024, Công an tỉnh Lai Châu đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả đấu tranh Chuyên án 0924L, triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, các đối tượng đã xây dựng kịch bản lừa đảo bài bản, với sự chỉ đạo của nhóm người nước ngoài từ Campuchia.

Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)

Do vị trí rất đẹp - cạnh sân golf và khu du lịch Bà Nà Hills, giá lại khá mềm nên dù hạ tầng chưa hoàn thiện, hàng trăm nền tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhanh chóng có chủ, được cấp sổ hẳn hoi. Đối chiếu với chủ trương ban đầu của chính quyền thành phố, PV Báo CAND thật sự giật mình khi nhận thấy có khá đông người từ địa phương khác cách dự án cả nghìn cây số như tận TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Nội, thậm chí là Thái Nguyên, Hải Phòng… cũng tranh thủ được khá nhiều suất nền đẹp ở đây với tổng diện tích đất thổ cư được tính bằng… “hécta”. Một trường hợp “đúng đối tượng” nhưng sở hữu hàng loạt lô nền… 

Sau khi phát hiện gần 1 tấn thành phẩm và nguyên liệu tại cơ sở sản xuất chả Phạm Xu Tý (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có chất hàn the, chiều tối 27/12, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (gọi tắt Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với chủ cơ sở này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文