Năm Tỵ nói chuyện rắn:

Lê Quý Đôn và bài thơ về rắn

14:55 12/02/2013
Bài thơ có nội dung, ý tứ sâu sắc, dẫn cả điển tích về Khổng Tử, Mạnh Tử (nước Trâu là quê hương của Khổng Tử, nước Lỗ là quê hương của Mạnh Tử), lại hoàn toàn đúng niêm luật của thể thơ thất ngôn bát cú và thể hiện rõ chủ đề hứa chăm học mà người ra đề đã yêu cầu.

Lê Quý Đôn là nhà bác học nổi tiếng của nước ta ở thế kỷ XVIII. Ông sinh ngày 5/7/1726 tại xã Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay là xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Bố Lê Quý Đôn là Lê Trọng Thứ đỗ tiến sĩ năm 1724, làm quan đến chức Hình Bộ thượng thư.

Từ nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi danh thần đồng, 2 tuổi đã biết chữ, 5 tuổi đọc được nhiều bài Kinh Thi, 10 tuổi đã thông thạo lịch sử, một ngày đọc thuộc hàng chục cuốn sách, cất bút là thành thơ, thành phú. Bài thơ rắn của ông là một bài thơ nổi tiếng, đời đời lưu truyền như là một tác phẩm vô tiền khoáng hậu.

Chuyện kể rằng, quan Nghè Thứ (bố Lê Quý Đôn) là người tài trí, thanh liêm, học vấn uyên thâm, giỏi văn chương, thơ phú, được giới văn nhân khoa bảng hết sức trọng vọng. Hôm nọ, có một người tìm tới tham quan Nghè Thứ. Đến đầu làng, thấy một lũ trẻ tắm truồng trong ao, vị khách hỏi thăm:

- Cháu nào biết nhà quan Nghè Thứ hãy chỉ đường giúp ta!

Một cậu bé chừng bảy, tám tuổi, mặt mũi sáng sủa, chạy lên bờ hỏi:

- Ông đến nhà quan Nghè Thứ chơi, hẳn ông là người giỏi chữ. Vậy cháu đố ông biết đây là chữ gì. Nói được, cháu chỉ nhà cho.

Nói rồi, cậu bé (đang ở truồng) dạng hai chân và hai tay ra, nhìn vào ông khách. Vị khách trả lời ngay:

- Đó là chữ Đại chứ gì mà phải đố!

(Chữ Đại tiếng Hán khi viết giống như một người có đầu, dang hai tay và hai chân ra).

Không ngờ, thằng bé lắc đầu, nói to:

- Sai rồi! Đó là chữ Thái, ông ạ!

(Chữ Thái giống chữ Đại, nhưng có dấu chấm ở dưới tựa như của quý của thằng bé. Điều này do sơ ý, vị khách không thấy).

Cậu bé nói xong, chạy biến vào làng.

…Khi đến nhà quan Nghè Thứ, ông khách kể lại câu chuyện đố chữ lúc nãy và nói: Trẻ con làng này thông minh quá. Đứa trẻ đố chữ tôi lúc nãy ắt sau này phải là người tài giỏi!

Quan Nghè bảo con mang trà ra. Vừa nhìn thấy khách, cậu bé vội cúi đầu lí nhí chào. Khách “à” lên một tiếng, sửng sốt:

- Hóa ra đây chính là cậu bé đố chữ tôi lúc nãy!

Quan Nghè Thứ nổi giận, bảo cậu bé mang roi ra, nằm lên giường. Ông khách vội đứng lên xin tha cho cậu bé. Hỏi tên mới biết cậu là Lê Quý Đôn. Để quan Nghè bớt giận, khách bảo Lê Quý Đôn:

- Nếu muốn khỏi đòn thì cháu phải làm một bài thơ tạ tội.

Lê Quý Đôn ngẩng đầu thưa:

- Xin bác ra đề ạ!

- Ta ra đề thì khó lắm đấy, nên cho cháu tự suy nghĩ.

- Xin bác cứ ra đề, cháu xin lĩnh ý.

- Vậy ta ra đề là: “Rắn đầu biếng học”, phải làm thơ Nôm, thơ thất ngôn bát cú và phải hứa chăm học.

Chỉ trong chốc lát, Lê Quý Đôn đã ứng khẩu đọc:

Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo
Lằn lưng cam chịu vệt dăm ba
Từ nay Trâu, Lỗ xin siêng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

Vừa nghe xong, ông khách kinh ngạc kêu lên:

- Giỏi quá! Giỏi quá! Đúng là thần đồng!

Cái hay, cái độc đáo của bài thơ là ở chỗ Lê Quý Đôn đã đưa tên rắn vào từng câu thơ, mỗi câu thơ có tên một loài rắn: rắn liu điu (câu 1), rắn đầu (câu 2), hổ lửa (câu 3), mai gầm (câu 4), rắn ráo (câu 5), thằn lằn (câu 6), hổ trâu (câu 7), hổ mang (câu 8).

Bài thơ có nội dung, ý tứ sâu sắc, dẫn cả điển tích về Khổng Tử, Mạnh Tử (nước Trâu là quê hương của Khổng Tử, nước Lỗ là quê hương của Mạnh Tử), lại hoàn toàn đúng niêm luật của thể thơ thất ngôn bát cú và thể hiện rõ chủ đề hứa chăm học mà người ra đề đã yêu cầu.

Lê Quý Đôn sau này trở thành nhà sử học, nhà thơ, nhà giáo, nhà chính trị tư tưởng lỗi lạc, có nhiều đóng góp to lớn đối với đương thời và cả hậu thế

Phạm Hồng (Sưu tầm) (Báo CAND Tết 2013)

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文