Lễ hội rước lợn ở La Phù

14:59 28/02/2010
Hàng năm, một gia đình thuận hòa, êm ấm, khá giả, không có tang ma, ăn ở phúc đức, con cái phương trưởng trong xóm sẽ được chọn đăng cai nuôi "ông" lợn và sửa lễ tế. La Phù hiện có 15 xóm, nhưng có 17 "ông" lợn được rước ra đình, bởi những xóm lớn, sung túc sẽ được rước 2 ông lợn.

Làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) có lẽ là nơi duy nhất người dân gọi lợn được nuôi để tế cúng là ông. Cứ ngày 13-1 âm lịch hàng năm, làng này đều tổ chức lễ hội lớn nhất năm, lễ "rước ông lợn" lên chùa.

Năm 2010 này lễ hội càng long trọng hơn, vì trùng vào dịp 5 năm một lần rước "ông" xuống "quán" Đồng Nhân. Đèn cờ treo đầy trước ngõ. Không khí lễ hội tràn ngập mọi nhà. Niềm vui nở trên nét mặt từng người dân La Phù. Nhưng ý nghĩa lớn nhất của lễ hội này là dạy người ta tính cố kết cộng đồng vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt từ ngàn xưa, và bài học về lòng tin trong sáng.

Mắc màn lắp quạt cho "ông" lợn

Ngay từ sáng sớm, cả làng La Phù đã tưng bừng rộn rã tế lễ. Không khí lễ hội này sẽ còn kéo dài đến 2, 3h sáng hôm sau. Ngày này là ngày vui nhất trong năm của người dân nơi đây - ngày rước "ông" lên chùa, cầu những điều tốt đẹp cho làng xóm.

Theo như tài liệu chính thức được các cụ cao tuổi của làng, lần đầu tiên công bố vào năm nay, chính xác nhất về lịch sử đình La Phù và lễ rước, thì đình này thờ Tam Lang Đại Vương, lạc tướng từ thời Hùng Vương thứ 18, đã có công dẹp giặc Thục. Sau này, mỗi lần đất nước có kẻ thù xâm lược, ông đều hiển linh giúp các vị vua chiến thắng kẻ thù; được vua Lê Đại Hành, vua Trần Thái Tông, vua Lê Thái Tổ và vua Quang Trung ban sắc phong. Bởi thế, đối với người dân La Phù, ngài mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng.

Theo những người già trong làng, sở dĩ lợn được chọn làm vật tế lễ là bởi vào ngày 13 âm lịch, ngài mở lễ khao quân sau khi đánh giặc. Hàng năm, một gia đình thuận hòa, êm ấm, khá giả, không có tang ma, ăn ở phúc đức, con cái phương trưởng trong xóm sẽ được chọn đăng cai nuôi "ông" lợn và sửa lễ tế. La Phù hiện có 15 xóm, nhưng có 17 "ông" lợn được rước ra đình, bởi những xóm lớn, sung túc sẽ được rước 2 ông lợn.

Chỉ cần nghe cách người dân kính cẩn gọi là "ông" lợn, sẽ thấy phần lễ nghi được coi trọng như thế nào. Gia đình được chọn đăng cai từ 1 năm trước đó sẽ phải đi chọn mua một chú lợn hơn 1 tạ, dáng cao, thon dài, da hồng hào, tai vểnh… để mang về nuôi. "Ông" lợn này sẽ được nuôi rất sạch sẽ, rửa chuồng, tắm hàng ngày. Đến bữa, chủ nhà phải ra tận chuồng cất tiếng mời "ông" ăn.

Vào mùa đông, trời rét căm căm, người có thể để bẩn, nhưng ông thì nhất định phải được giữ sạch sẽ. Thậm chí, có nhà lo muỗi hút máu ông, còn mang màn ra mắc cho ông ngủ; lắp cả… quạt nếu "ông" quá nóng. Hễ "ông" "khó ở" mà bỏ bữa, người nhà còn lo ngay ngáy hơn chính mình ốm. Lúc đó, nhà đăng cai sẽ phải sửa lễ trầu cau ra đình xin để "ông" khỏe mạnh trở lại.

Bác Nguyễn Quang Mạnh, xóm Tiền Phong 1 cho biết: Năm 2005 gia đình đăng cai, đến gần ngày lễ bỗng ông lợn lăn ra ốm. Cả nhà vội vàng sửa lễ lên đình, đơn giản chỉ là cơi trầu, bữa sau đã thấy "ông" khỏe mạnh, ăn uống bình thường.

Trước ngày lễ tế khoảng 1 tuần, ông lợn sẽ được ăn cháo gạo nếp để thanh sạch. Ngay trước lễ mang ông tế thần, người dân trong xóm sẽ dong ông đi, "an ủi" ông hóa kiếp về với thánh. Sau khi làm sạch sẽ, cẩn thận từng chi tiết, "ông" sẽ được trang trí thật đẹp để rước ra đình. Ban giám khảo sẽ chọn ra những ông lợn đẹp nhất từ 17 "ông" để trao giải. Phần thưởng chỉ là vài lạng chè, bao thuốc, nhưng có ý nghĩa tinh thần vô cùng quan trọng với từng xóm. Mỗi "ông lợn" được chọn tế là tấm lòng thành kính mà dân làng La Phù muốn gửi gắm lên vị thần hoàng linh thiêng.

Thi trang trí ông lợn

Lễ hội năm nay, chúng tôi tìm đến đúng nhà anh Nguyễn Thiện Dậu, "quan đám" (tức nhà đăng cai) của xóm Tiền Phong 1, xóm truyền thống đoạt giải nhất của làng với ông lợn tế to nhất, trang trí đẹp nhất. Năm nay, xóm tế ông lợn nặng 2,35 tạ móc hàm. Ông lợn này đã được chính tay bà chủ chăm sóc từ 1 năm nay.

Từ sáng sớm, bà chủ nhà đã tổ chức một bữa cơm ấm cúng mời tất cả những người quanh xóm. Sau đó, những người khỏe mạnh, khéo tay nhất xóm sẽ bắt tay vào việc trang trí ông lợn. Lễ mổ lợn như một tác phẩm nghệ thuật của người dân La Phù. Họ muốn dâng lên Thành Hoàng lễ vật với sự thành kính hết mực.

Ông lợn năm nay của xóm Tiền Phong 1 có lẽ là ông lợn to nhất. Hơn chục người đàn ông mới khiêng được ông lên giá đỡ. Việc trang trí cho ông lợn rất kỳ công. Ông lợn đẹp nhất là ông lợn có tấm áo choàng được làm từ tấm mỡ lá hay còn gọi là mỡ chài được lấy từ chính trong bụng của "ông". Ngoài ra, tùy vào tài khéo léo của người trang trí, ông lợn được gắn hoa giấy lên đầu, dán thêm tai, mắt…

 Trong ngày lễ rước ông lợn, "quan đám" còn mời đoàn quan họ về hát góp vui. Cả làng La Phù rộn ràng. Xôi, oản, chè, hoa quả, "ông" gà cũng được chuẩn bị chu đáo. Gạo nếp phải chọn những hạt đẹp nhất, tròn nhất. Đậu xanh cũng vậy. Mọi thứ đều được lựa chọn cho thật hoàn mĩ. Đến 6h chiều, đám rước sẽ bắt đầu. Đi đầu lễ rước của từng xóm là 2 lá cờ đại, đến phường bát âm, bàn lộc, quả xôi và lễ lợn. Đến tối, cả làng La Phù rực rỡ trong ánh đèn lồng không thua kém phố cổ Hội An. Đến tận 12h đêm, lễ rước, tế ông lợn mới kết thúc và các ông lợn sẽ được mổ thành từng phần, chia đều cho các nhà trong làng.

Do năm nay là hội lớn, từ mùng 7, nhà đăng cai đã tổ chức lễ rước thánh giá từ đền Thượng (La Phù) xuống đền Hạ (Quán Chảy, xã Đồng Nhân, tương truyền có mộ ngài ở đó) để làm lễ "Phụng Nghinh" - rước ngài về đền Thượng. Đây là đám rước liên làng thể hiện sự gắn bó lâu đời của các làng La Phù, Đồng Nhân, La Tinh, Yên Nghĩa. Nghĩa lớn nhất của lễ hội này là sự cố kết cộng đồng.

La Phù là một làng nghề trù phú, thịnh vượng, người dân đoàn kết. Từ hàng trăm năm nay, người dân nơi đây vẫn giữ được truyền thống lễ hội vừa vui, ý nghĩa và là một trong những hình thức sinh hoạt cộng đồng thú vị, đặc biệt nhất trong các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng

Vũ Hân - Ngọc Yến

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文