Lời khẩn thiết cứu voi Tây Nguyên

14:24 04/10/2011
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt người xem khi đến triển lãm “Những voi nhà cuối cùng của Tây Nguyên” đang diễn ra tại Hà Nội không phải là những chú voi hùng dũng mà là những vết thương ở chân, mông, ngà, đuôi... đang còn rớm máu, sứt gẫy. Thương tích trên mình những chú voi Pắc Cú, Bắc Tết, Bắc On, Bắc Khăm... nêu lên một thực trạng đáng báo động về nạn truy sát, tận diệt voi.

Nhắc đến Tây Nguyên là người ta liên tưởng ngay đến cà phê và voi. Những chú voi Tây Nguyên gắn bó với đồng bào các dân tộc ở đây từ rất xa xưa. Nó khiến vùng đất này sinh ra những tên tuổi trong nghề săn voi, thuần dưỡng voi. Những con người một thời lừng danh trong nghề săn voi, thuần dưỡng voi đang hiện hữu ở Tây Nguyên phải kể đến “vua voi” Amakong, Amabich.

Hiện nay, Nhà nước nghiêm cấm săn bắt voi nhưng những cái tên lẫy lừng ấy vẫn được nhắc đến một cách kính trọng bởi nó là biểu trưng cho sức mạnh của con người chinh phục thiên nhiên. Cuộc sống đổi thay nên voi nhà Tây Nguyên giờ đây không còn làm những công việc như giúp người kéo gỗ, đi rừng mà chuyển hẳn sang làm... du lịch. Khai thác quá sức là một trong những nguyên nhân làm cho số lượng voi Tây Nguyên ngày càng ít đi. Bên cạnh đó, nạn truy sát, giết voi để lấy ngà, lông đuôi voi nổi lên gần đây khiến người ta bàng hoàng về sự táo tợn của bọn tội phạm cũng như nguy cơ biến mất voi nhà ở Tây Nguyên.

Nhóm tác giả Enter Việt Nam đã bỏ ra 2 tháng để tiếp cận 51/52 chú voi nhà đang được nuôi ở Tây Nguyên. Không chỉ ghi lại những hình ảnh voi Tây Nguyên khi đi làm du lịch, ở trên rừng, trong khu du lịch hay uống nước bên suối mà với mỗi chú voi còn kèm theo một câu chuyện kể. Cần chung tay cứu voi Tây Nguyên trước khi quá muộn là thông điệp mà nhóm nhiếp ảnh có tên Enter Việt Nam gửi đến qua triển lãm này.

Voi HKhu ngoài cái tên định danh còn có dòng mở ngoặc “con nuôi của Amabich”. Ai quan tâm đến voi Tây Nguyên đều biết cái tên này bởi hiện nay, ông là một trong hai người săn voi lừng lững vùng đất này đang còn sống.

Hình ảnh voi bị kẻ gian gây thương tích.

Theo nhóm tác giả ảnh, chủ voi HKhu là Công ty Cà phê Trung Nguyên; quản tượng là Amabich. Voi HKhu được gọi là “voi đại gia” vì “nó không phải làm việc như nhiều con voi khác mà phần lớn thời gian được thả trong rừng”. Công ty Cà phê Trung Nguyên mua HKhu từ Krông bay rồi gửi gia đình Amabich ở buôn Đôn nuôi cùng “chàng voi” Chrôl.

Voi nhà Tây Nguyên không chỉ gắn bó với chủ của chúng mà còn với các thành viên trong gia đình. Đây là đặc tính chung thủy của loài voi. Chẳng thế mà voi Khăm Sen được gọi là cậu út trong gia đình của ông Y Ga HMok. Ông Y Ga HMok là cán bộ y tế cơ sở, sống tại buôn Lê, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Ông mua Khăm Sen khi nó còn nhỏ. Quá trình nuôi dưỡng con voi này gắn với việc nuôi dạy 6 đứa con của ông. Các con ông yêu quý chú voi này đến mức coi nó như người em út trong nhà. Voi Khăm Sen gắn bó với gia đình người chủ nên hiện nay 3 người con trai của ông Y Ga HMok là Nguyên, Y Ten, Vinh thay nhau làm quản tượng cho nó.

Nhiều người quan tâm tới voi Tây Nguyên đến xem triển lãm.

Nói đến “tình nghĩa” của voi với chủ, trong câu chuyện về 51 chú voi nhà ở Tây Nguyên phải nhắc đến voi cái H Plub, 37 tuổi. Dù đã qua nhiều chủ nhưng nó vẫn luôn nhớ đến người chủ đầu tiên, có lần nhớ quá nó còn bứt xích để về nhà cũ. Cũng bởi đặc tính “ân nghĩa” với chủ cũ nên có không ít các chủ mới khi thấy voi có dấu hiệu buồn bã, bỏ ăn lại phải mời chủ cũ đến động viên, khích lệ chúng. 

Mỗi con voi nhà ở Tây Nguyên đều có những đặc tính, số phận khác nhau. Có con từng một thời bôn ba ra tận Thủ đô làm “nghệ sỹ” xiếc, có con lại được sinh ra từ bố mẹ là voi nhà, có con lại là bà mẹ không may mắn bởi sau 22 tháng mang bầu, con sinh ra lại không còn sống... Voi nghệ sỹ Y Ghen do có thời gian sống ở thành phố bị “nhiễm thói thành thị” nên bây giờ vẫn thích tắm nước máy, uống nước sạch. Còn voi cái Yạ Bích – voi nhà cuối cùng (tính đến thời điểm hiện nay) mang thai nhưng không có may mắn được “mẹ tròn con vuông”.

Để voi nhà mang thai cần rất nhiều điều kiện như: Có một cặp đực, cái đang trong thời động dục; có không gian rộng để “vợ chồng” voi có thời gian riêng tư; voi mang thai 22 tháng, trong thời gian này phải chăm sóc và ít làm việc; voi cái nuôi con 5 năm, thời gian này cũng không được bắt voi làm việc nhiều. Không chỉ phải có những điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc đặc biệt, khi voi sinh con phải làm đám cưới voi rất tốn kém. Vì những lý do trên nên voi nhà mang thai, sinh con rất hiếm. Tiếc rằng voi Yạ Bích mang thai nhưng khi sinh ra, voi con lại chết, nếu không nó sẽ là bà mẹ có kỳ tích đặc biệt trong “làng” voi nhà Tây Nguyên.

Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ, chăm sóc thì chỉ trong vòng 20 năm nữa sẽ không còn voi nhà ở Tây Nguyên. Tây Nguyên sẽ như thế nào nếu hết voi? Sẽ chẳng còn là vùng đất của nắng, của gió, của những tâm hồn phóng khoáng của đại ngàn nữa nếu Tây Nguyên hết voi. Hãy yêu những con voi nhà Tây Nguyên và hãy cứu lấy chúng trước khi quá muộn

Cao Hồng

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文