Mẹo xin người của nhà văn

11:10 25/05/2008
Sau khi cho trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay "Sắp cưới" (1957), nhà văn Vũ Bão gặp "tai nạn nghề nghiệp". Đang công tác tại Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương, ông phải chuyển về làm việc tại Hà Nam.

Và đây là mẩu giai thoại kể lại cụ thể chuyện ông may mắn được bạn bè "giải cứu" về Thủ đô:

"Lúc ấy, nhà văn Vũ Bão đang là phóng viên Báo Hà Nam. Đọc văn ông, các nhà văn Kim Lân, Mạc Lân, Hoàng Quốc Hải làm việc ở Hội Nhà văn Hà Nội thích lắm. Họ quyết định xin Vũ Bão về công tác và Hoàng Quốc Hải được cử đi Hà Nam để làm việc này.

Không ngờ Hoàng Quốc Hải vừa đặt vấn đề, phía tổ chức Hà Nam đã tỏ ý từ chối:

- Không được! Sau cái vụ "Sắp cưới" viết sai đường lối, trên cho về đây là để cải tạo mà anh ta có chịu đâu, ngày này qua ngày khác cứ hết viết báo lại viết văn.

- Tôi tưởng nhà văn mà chịu viết như thế là chấp hành cải tạo tốt chứ ạ?

- Không! Chúng tôi không yêu cầu anh ta viết.

Thấy chiều hướng có vẻ căng, Hoàng Quốc Hải liền đổi chiến thuật. Anh hạ giọng, khe khẽ:

- Chỉ có dân trong nghề, tức nhà văn với nhau, mới biết được tất cả bùa phép của nhau, do đó mới có thể quản nhau được. Chứ ở ngoài nghề như các đồng chí thì quản lý được anh ấy là khó lắm. Nói thật với các đồng chí… - Hoàng Quốc Hải nhíu mày nghĩ ngợi rồi nói tiếp - Trên cho tôi về đây xin anh Vũ Bão là để quản lý anh ấy, nói nôm na ra là xin về để trị anh ấy đấy. Chứ còn thực tình công việc nặng nề này, như anh biết đấy, được giao thì phải cố thôi, không thể từ chối được.

Nghe đến đây, phía tổ chức Hà Nam đã bớt khăng khăng. Thêm vài lời nhấn mạnh "xin về để trị" nữa, nhà văn họ Hoàng thông minh hóm hỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ của mình...

Cuối tháng ấy, Vũ Bão có quyết định chuyển công tác về Hội Nhà văn Hà Nội".

(Bài "Xin về để trị" - Sách "Vui vui… chuyện làng văn", tác giả Hoàng An, NXB Công an nhân dân, 2007).

Cũng liên quan đến vụ việc này, trong một bài viết, nhà văn Lê Bầu đã kể rằng, chính ông cùng với Hoàng Quốc Hải, Mạc Lân là những người đã tìm cách "lôi được Vũ Bão" về Hà Nội. Và về Hà Nội, không phải Vũ Bão làm ở Hội Nhà văn Hà Nội mà làm ở Tạp chí Người Hà Nội.

Để kiểm tra lại độ xác thực của các thông tin trên, tôi tìm gặp nhà văn Hoàng Quốc Hải và được ông kể cho nghe đầu đuôi câu chuyện:

- Khoảng năm 69-70 (1969-1970) gì đấy, anh Vũ Bão có lên Hà Nội chơi. Bấy giờ, Hà Nam chuẩn bị sáp nhập với Nam Định, anh Vũ Bão không còn làm ở Báo Hà Nam nữa mà đã chuyển về Ty Thông tin. Tính anh Vũ Bão hóm hỉnh nên buổi nói chuyện của anh để lại ấn tượng với mọi người. Anh Kim Lân khi ấy là Ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Hà Nội, còn tôi là Bí thư chi bộ. Anh em bàn nhau: "Hay là ta xin anh Vũ Bão về".

Khi đặt vấn đề, cả chi bộ đều nhất trí. Vừa may, thành phố cũng cho biết có 2 suất biên chế. Khi tôi về làm việc với Phó trưởng Ty, phụ trách tổ chức của Ty Thông tin Hà Nam để đặt vấn đề thì được nghe ông này than phiền, rằng anh Vũ Bão không chịu "cải tạo", không chịu đi thực tế sáng tác mà chỉ mải mê viết báo. Tôi nói: "Thế thì có thể kiểm soát được". Ông nọ mới cự lại: "Anh ấy viết, nhưng không gửi báo địa phương mà là để gửi đăng trên các báo Trung ương". Tôi nghe vậy liền nói: "Ở báo Trung ương thì càng kiểm soát được chứ?". Ông nọ lắc đầu, bảo ở đây họ "không chịu được".

Sau cuộc mào đầu ấy, tôi về Hà Nội. Lần sau trở lại, cũng vẫn gặp vị nọ, tôi phải tính bài khác. Tôi nói: "Đồng chí ạ. Có lẽ phải người trong nghề mới biết rõ được nhau. Cứ để anh Vũ Bão về chỗ chúng tôi. Chúng tôi trong nghề mới quản được". Nguyên văn câu nói của tôi là vậy. Và có nói thế thì người ta mới nghe, mới thuận. Chứ nói "xin về để trị" thế kia, thì đổ tiếng ác cho họ quá.

- Được biết, Hội Văn học Hà Nội mới đổi tên thành Hội Nhà văn Hà Nội cách đây chừng mươi năm, và hiện vẫn nằm trong Hội Văn nghệ Hà Nội. Vậy nói từ những năm 1969-1970, nhà văn Vũ Bão về công tác tại Hội Nhà văn Hà Nội có lẽ chưa được chuẩn? - Tôi hỏi nhà văn Hoàng Hoàng Quốc Hải.

- Đúng vậy-  Ông Hải khẳng định - Sau đợt đó, anh Vũ Bão về công tác tại Hội Văn nghệ Hà Nội, cùng chúng tôi làm tờ tạp chí Sáng tác Hà Nội. Nên nhớ, bấy giờ Tạp chí này chưa chuyển thành báo và chưa có tên gọi Người Hà Nội đâu nhé. Cho nên, ông Lê Bầu có nhắc vậy thì cũng là chưa chính xác

Phạm Khải

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Những năm vừa qua, chứng khoán luôn là một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút nhiều người tham gia thử vận may. Bên cạnh những người có kiến thức, chịu khó tìm hiểu thì cũng không ít người nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức đầu tư tài chính nhưng mong muốn đổi đời, giàu nhanh nên đã mất không ít tiền của để đi học và bị các “thầy” dạy chứng khoán online lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên từ vài trăm đến vài tỉ đồng.

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas vừa được nhen nhóm vào cuối tuần trước đã có nguy cơ tắt ngấm sau khi Hamas tấn công một cửa khẩu ở Gaza và Israel đóng cửa văn phòng của Đài truyền hình Al Jazeera tại nước này.

Để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm ngay từ cấp cơ sở. Điển hình, việc xử lý sai phạm tại dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng, phường 1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文