Một cách hiểu lòng trinh bạch của Thúy Kiều

11:12 04/03/2009
Thúy Kiều tuy là con người đa tình, đa cảm nhưng cũng rất quyết đoán và sáng suốt trong hành động. Chẳng lẽ một con người dũng cảm, kiên định, sẵn sàng chấp nhận cái chết lại chỉ vì một trận đòn của Tú bà mà lại hạ vũ khí đầu hàng quá nhanh: "Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa"...

Chỉ vì "có ba mươi lạng trao tay" mà Sở Khanh đã bán rẻ lương tâm, dùng đến tận hai phép nhà binh "tẩu thị thượng kế" và "đà đao" chỉ cốt đánh lừa người con gái "liễu yếu đào tơ" Thúy Kiều. Chính vậy mà nàng Kiều đã phải chịu cảnh "uốn lưng thịt đổ, cất đầu máu sa" trong bàn tay ác độc của mụ Tú bà.

Song trong lúc khủng hoảng về tinh thần, đau đớn về thể xác như vậy, Thúy Kiều vẫn còn rất thông tuệ để có cú phản đòn điểm đúng yếu huyệt của mụ Tú là tiền bạc, buộc mụ phải chấm dứt ngay trò "vùi liễu dập hoa":

"Phận tôi đành vậy, vốn người để đâu?"

Con người trong trắng, thuỷ chung với tình yêu, lại sắc sảo, minh mẫn như vậy mà sao các nhà biên khảo Truyện Kiều lại để cho nàng cất lời hứa với Tú bà gây bao điều dị nghị, luận bình từ xưa đến nay:

"Chút lòng trinh bạch từ sau cũng chừa"

Có nhiều vị lại còn tô đậm hơn sự hạ mình bất ngờ của Kiều thành ra van xin: "Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa".

Cả hai cách chép như trên tuy có vẻ tố cáo chế độ phong kiến, nhưng lại làm cho ta phân vân về phẩm hạnh của Thúy Kiều không được nhất quán, có phần bị hiểu là hèn kém.

Thúy Kiều tuy là con người đa tình, đa cảm nhưng cũng rất quyết đoán và sáng suốt trong hành động. Khi buộc phải bán mình cho gã họ Mã để lấy tiền chuộc cha, nàng đã tiên liệu đến những tình huống xấu sau này nên đã "giấu cầm con dao" và đã có lúc dùng đến để "toan bài quyên sinh", "sẵn dao tay áo tức thì giở ra" làm bọn buôn người phải chùn tay. Chẳng lẽ một con người dũng cảm, kiên định như vậy, sẵn sàng chấp nhận cái chết lại chỉ vì một trận đòn của Tú bà mà lại hạ vũ khí đầu hàng quá nhanh: "Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa".

Trước đây hai cụ Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim đã bình: "Câu này có ý mỉa mai xót xa lắm".

Thi sĩ Tản Đà có phần cảm thông hơn nên lý giải: "Một là vì tự mình có lỗi, hay là bị trận đòn đau quá, cho nên lòng trinh bạch đến đó không thể lại giữ được nữa. Câu này thiệt đau đớn cho phần đông một số người gặp những cảnh éo le". Chỉ có cụ Nguyễn Tử Cống bày tỏ sự băn khoăn và ngạc nhiên: "Xưa nay chỉ có chừa những thói hư tật xấu, mà chưa có ai lại chừa trinh bạch bao giờ".

Nỗi băn khoăn, bình luận ấy đều là do câu thơ ta thường đọc trên đây là của cụ Trương Vĩnh Ký và Kiều Oánh Mậu biên khảo, chứ chưa phải là câu thơ Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du.

Theo các bản Kim Vân Kiều tân truyện do nhà Liễu Văn Đường khắc in chữ Nôm năm 1871 và nhà Quan Văn Đường khắc in năm 1879 thì câu thơ trên được chép là: "Xót lòng trinh bạch từ lâu đến giờ".

Đọc kỹ câu thơ ở các bản Kiều cổ trên, ta thật sự thông cảm và thấu hiểu tâm tư của Thúy Kiều đang xót xa cho tấm lòng trinh bạch của mình. Từng mất công giữ gìn sự "trong giá trắng ngần" từ thuở còn "sen ngó đào tơ" đến bây giờ lại sắp phải "nhắm mắt đưa chân" vào vũng bùn nhơ nhớp chốn lầu xanh. Chứ nàng đâu có thèm hạ mình van xin, hứa hẹn gì với mụ Tú đâu, cho nên sau này hành động của nàng đồng lòng đi trốn cùng với Thúc Sinh mới là hợp lý.

Câu thơ đã bộc lộ tình yêu đằm thắm của Thúy Kiều với Kim Trọng. Nhớ lại lúc bị dồn ép phải bán mình cho họ Mã để cứu cha và em, nàng Kiều đã nhớ ngay đến chàng Kim:

"Trời Liêu non nước bao xa/ Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi"

Đến khi đã sa hẳn vào cảnh "bốn bề xuân khoá" của họ Mã, nàng Kiều lại có quan điểm rất lãng mạn:

"Biết thân đến bước lạc loài/ Nhị đào thà bẻ cho người tình chung"

Chính sự nhớ nhung luôn thường trực trong tâm trí Kiều và sự nuối tiếc về cái "nhị đào" mà "người tình chung" Kim Trọng đã không được bẻ, khiến cho ta suy đoán rằng trong giờ phút sóng gió nhất của đời người con gái: phải chấp nhận vào lầu xanh, Thúy Kiều đã thả tâm hồn về với chàng Kim và hồi tưởng lại những kỷ niệm đắm đuối khi trước "đinh ninh hai miệng một lời song song", "đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu".

Thế mà tuy là "sóng tình dường đã xiêu xiêu" nhưng nàng Kiều vẫn quan niệm "Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu". Nên bây giờ, khi sắp sa vào cảnh "mặt dạn mày dày - bướm chán ong chường" Thúy Kiều lại càng ân hận và chua xót, lại tiếc công "gìn vàng giữ ngọc" kỹ càng đến thế, song kết quả thật oái oăm "hồng ngâm cho chuột vọc, mình ngọc cho ngâu vầy".

Do vậy Thúy Kiều do đau xót cho cảnh ngộ trớ trêu của mình, nên đã tự than rằng: "Thân lươn bao quản lấm đầu/ Xót lòng trinh bạch từ lâu đến giờ"

Nguyễn Khắc Bảo

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文