Về phố ông đồ xin chữ đầu năm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội):

Một phong tục đẹp cần phát huy và giữ gìn

13:20 06/02/2014
Từ bao đời nay, cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt ta còn có tục xin và cho chữ vào ngày Tết. Đây là nét văn hóa độc đáo, thể hiện sự coi trọng chữ nghĩa, tri thức và khẩn cầu sự may mắn trong một năm mới.

Thực ra thì từ xa xưa, dân tộc ta đã có truyền thống thờ chữ, rước chữ, chơi chữ và xin chữ. Đối với những chữ của vua chúa, được viết trong các sắc phong thì được rước, được thờ. Còn trong nhân dân, người ta đến xin chữ của các ông đồ có uy tín vào những dịp lễ, Tết trong cộng đồng để chơi, để thưởng ngoạn và cầu mong những điều tốt đẹp.

“Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua”. Những câu thơ của Vũ Đình Liên đã thành một biểu tượng mỗi khi chúng ta liên tưởng đến hình tượng những ông đồ cho chữ. Họ là những người  khăn đóng mũ, áo dài thâm, quần chúc bầu trắng, chòm râu bạc phất phơ chải chiếu ngồi mài mực trên vỉa hè với những hàng chữ đẹp, uy nghiêm treo trên một dây đỡ sau lưng. Bên nghiên mực, bút lông, ông đồ như dốc hết thần lực của mình vào ngòi bút để rồi từng nét chữ như có thần, chất chứa tâm – tình của bậc Nho gia.

Phố ông đồ ở đường Văn Miếu (Hà Nội) lâu nay đã trở thành một trong những địa điểm được nhiều người đến nhất trong những ngày Tết. Ở đây, ngoài viết chữ bằng mực tàu, giấy đỏ, những “ông đồ” tuổi đời đôi, ba mươi còn đa dạng hóa các hoạt động cho chữ bằng cách vẽ chữ nhiều màu xanh, đỏ để thu hút khách. Giá mỗi bức được dao động từ 100 – 150 nghìn đồng.

Cho chữ, một nét đẹp ngày đầu xuân.

Năm nay do sắp xếp của Ban tổ chức nên đã xuất hiện phố ông đồ “chui” hoạt động rất tấp nập, còn phố ông đồ được tổ chức, cấp phép lại vắng vẻ, thưa thớt hơn nhiều. Cả khuôn viên Hồ Văn, có chưa đầy 30 kiốt được dựng lên nhưng đã có đến 5 kiốt bỏ trống hơ, trống hoác. Những kiốt còn lại, phần đông cũng lèo tèo khách đến thăm quan, xin chữ. Thế nhưng, theo quan sát của chúng tôi, phần lớn những người ngồi cho chữ ở đây đều là những người cao tuổi, ăn mặc, nói năng, tác phong đều đĩnh đạc, mang dáng dấp của nhà Nho thực thụ.

Tất cả những người đến xin chữ đều có ghế ngồi đàng hoàng. Họ sẽ được các ông đồ đưa cho các mẫu chữ để xem, để chọn. Sau đó, họ còn được nghe các ông đồ từ tốn giải thích chi tiết, cụ thể về ý nghĩa của các chữ đó rồi mới quyết định viết chữ gì. Khi chữ được viết xong và đóng khung cẩn thận, người nhận chữ sẽ tùy tâm mà gửi lại cho ông đồ ít tiền công, tiền giấy, mực, khung gỗ.

Năm nay, các chữ được người dân đến xin cũng tương đối đa dạng. Đối với người trung niên, chữ được xin nhiều nhất vẫn là chữ Phúc, chữ Thọ. Đối với người trưởng thành, chữ Tài, Lộc được xin nhiều hơn cả. Còn các em học sinh, đặc biệt là các em cuối cấp, lại xin các chữ như Tập Khoa, chữ Hiếu,... “Ông đồ giải thích cho em là, em còn nhỏ nên chỉ tập trung vào việc học hành và sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Vì vậy, em đã xin chữ Hiếu này vì em thấy đó là điều quan trọng nhất với em” – Em Thảo, một học sinh lớp 6 ở quận Đống Đa chia sẻ.

Chị Hạnh (nhà ở đường Giảng Võ, quận Đống Đa) xin hai chữ là chữ “Lộc” cho mình và xin chữ “Tài” cho con. Ấy vậy mà khi chữ vừa cầm trên tay, chị rút ra tờ 100 nghìn đồng để gửi ông đồ Nguyễn với hai chữ mà mình vừa xin, ông đồ Nguyễn đã nhất quyết gửi lại chị 50 nghìn đồng trong sự ngạc nhiên của những người chứng kiến. Nếu như cùng 2 chữ ấy mà chị mua ở khu vực phố ông đồ chui ngoài đường Văn Miếu, nó sẽ có giá không dưới 200 nghìn đồng.

“Ai cũng cần tiền để trang trải cho cuộc sống, nhưng lợi dụng kinh doanh quá đáng trên một loại hình văn hóa có truyền thống trang nghiêm như tục xin chữ đầu năm thì tôi và nhiều thầy ở đây không thể làm được như những người khác. Người cho chữ và người xin chữ đều cần một cái tâm và nhận thức đúng đắn. Có chân trọng những chữ mà họ đang cầm trên tay thì cuộc sống của họ mới tốt đẹp như mong muốn được” - ông đồ Nguyễn tâm sự

Cảnh Vũ

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文