NSND Bạch Diệp qua đời

15:41 19/08/2013
Ngày 17/8, NSND Bạch Diệp, một tên tuổi lớn của điện ảnh Việt Nam, nữ đạo diễn đầu tiên của môn nghệ thuật thứ 7 nước nhà, đã từ giã cõi đời ở tuổi 84, sau một thời gian dài mắc bệnh hiểm nghèo.

NSND Bạch Diệp tên thật Nguyễn Thanh Tâm, sinh năm 1929 tại Hà Nội. Ở tuổi 16, bà đã đi theo cách mạng rồi tham gia tổng khởi nghĩa. Năm 1955, bà làm việc tại Báo Nhân dân. Năm 1959, NSND Bạch Diệp học lớp Đạo diễn điện ảnh do các chuyên gia Liên Xô giảng dạy và năm 1963, khi tốt nghiệp, bà đã làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam. Bộ phim “Trần Quốc Toản ra quân” là tác phẩm đầu tay của bà đã được nhận Bông sen bạc tại LHPVN lần thứ hai. Sau đó, “Người về đồng cói”, “Ngày lễ thánh”, “Câu chuyện làng Dừa”, “Người chưa biết nói”, “Ai giận ai thương”, “Huyền thoại mẹ”, đã tiếp tục đưa tên tuổi của bà đến với khán giả, đồng thời, tiếp tục vinh danh các diễn viên danh giá như NSND Trà Giang, NSND Như Quỳnh…

Với những tác phẩm điện ảnh xuất sắc “Ngày lễ thánh”, “Huyền thoại mẹ”, năm 1997, NSND Bạch Diệp được phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân và năm 2007, được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Khi đã nghỉ hưu, NSND Bạch Diệp vẫn tiếp tục được Đài Truyền hình Việt Nam mời làm phim. Tài năng của nữ đạo diễn đã vượt ra khỏi biên giới, khi NSND Bạch Diệp là một trong số ít các nghệ sĩ Việt Nam có tên trong cuốn Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô. Bà cũng là một trong 11 nghệ sỹ đương đại được tôn vinh trong lễ kỷ niệm 55 năm thành lập ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam. Sự ra đi của bà khiến thế hệ đạo diễn điện ảnh thành danh thời ấy giờ chỉ còn lại NSND Huy Thành - “cha đẻ” của “Nổi gió”.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát nhắc về NSND Bạch Diệp với niềm xúc động dâng trào: Bà từng giữ nhiều cương vị cao trong những năm hoạt động cách mạng, nhưng bà đam mê công việc đạo diễn hơn bất cứ chức vụ hay công việc nào. Đức tính quí nhất ở bà là lòng yêu đời, nghị lực sống tràn đầy cùng đời sống nội tâm phong phú. Sau khi chồng mất, chỉ còn lại một mình, bà lao vào làm phim và kể từ đó, cuộc đời bà dường như chỉ biết có phim ảnh. Có lẽ, chính niềm đam mê lớn đó đã mang lại thành công cho bà, dù nghề đạo diễn vô cùng khắc nghiệt, đặc biệt là với phụ nữ. Bà là một tấm gương lao động nghệ thuật quên mình, khiến người khác phải ngưỡng mộ, khâm phục.

NSƯT Minh Châu, người đã đóng rất nhiều phim truyền hình do NSND Bạch Diệp đạo diễn, như “Sự thật”, “Nguyễn Thị Minh Khai”, “Hai người đàn bà xóm Trại”, cũng là người gắn bó với bà những ngày tháng cuối đời, nghẹn ngào: NSND Bạch Diệp mất đi là một tổn thất cho nền điện ảnh và truyền hình Việt Nam. Vì đã ở tuổi ngoài 80, bà vẫn tràn đầy sự sáng tạo, nghị lực và đam mê. Trong cuộc sống, bà rất hồn hậu, thương người và tin người, nhưng trong công việc, bà lại rất nghiêm cẩn. Những nghệ sĩ chuyên nghiệp đều thích làm việc với bà, bởi bà là một đạo diễn tài năng, kỹ càng, lao động nghệ thuật nghiêm túc và luôn đòi hỏi cao ở diễn viên

Thanh Hằng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文