NSƯT Dương Minh Đức hát với dàn quân nhạc

14:48 06/12/2009
"Đúng là hát với dàn quân nhạc không phải dễ. Ở miền Bắc này chỉ có 2 người hát quân nhạc được, đấy là NSND Quang Thọ và tôi. Phải là người có giọng, có âm vực rộng, cao, mới dám hát nếu không sẽ bị những dàn kèn hút vào", NSƯT Dương Minh Đức tâm sự.

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội phối hợp với Công ty TNHH Tiên Việt tổ chức chương trình nghệ thuật "Tiếng hát Dương Minh Đức - Người chiến sĩ ấy", nhằm tôn vinh tiếng hát của Đại tá - NSƯT Dương Minh Đức, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật Quân đội, tròn 40 năm ca hát.

Chương trình sẽ có buổi diễn đầu tiên tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào 20h ngày 10/12/2009. Tiếp sau đó, chương trình được tổ chức tại TP HCM, TP Vinh (Nghệ An) và TP Hải Phòng.

- Thưa NSƯT Dương Minh Đức, có lần anh nói rằng, năm 2009 là một năm đặc biệt của anh với các con số chẵn: 60 năm tuổi nghề, 40 năm ca hát, 30 năm làm Trưởng khoa Thanh nhạc Trường Nghệ thuật Quân đội, chính vì thế, anh đã kỷ niệm cũng bằng cách đặc biệt: tổ chức liveshow cá nhân?

- Nói Liveshow là cách nói hiện đại và mượn của lớp trẻ, chứ nói đúng hơn thì đây là đêm nhạc của Dương Minh Đức và những người bạn, bạn ở đây có bạn già, bạn trẻ, những người học trò cùng ngồi lại hát với nhau nhân dịp có những ngày kỷ niệm chẵn như bạn nói đấy. Thì, cuộc đời một người ca sĩ có gì hơn ngoài việc mong muốn mang tiếng hát đến cho cuộc đời!

- Đêm nhạc sẽ là một câu chuyện bằng âm thanh được ghi lại những chặng hành trình mà anh đã đi qua?

- Cũng có thể nói như thế cũng được. Tất nhiên, 40 năm ca hát, tôi hát hàng nghìn bài, mà bài hát nào cũng thích, cũng đầy xúc cảm cả nên tôi chỉ chọn khoảng 16 bài đã để lại dấu ấn trong sự nghiệp của mình như: Người chiến sĩ ấy (Hoàng Vân), Tình ca (Hoàng Việt), Đêm Trường Sơn nhớ Bác (Trần Chung), Năm anh em trên một chiếc xe tăng (Doãn Nho), Chiều trên bến cảng (Nguyễn Đức Toàn)…

Đặc biệt, trong đêm nhạc này, sẽ xuất hiện những giọng ca của những người học trò đã để lại dấu ấn trong nền âm nhạc đương đại như ca sĩ Hồng Hạnh (Đoàn Ca múa nhạc Quân đội) với bài hát "Lời ru cỏ non", một sáng tác của Thiếu tướng, nhà văn Hữu Ước, đây là bài hát mà cô đã đoạt giải Huy chương vàng trong Liên hoan âm nhạc toàn quân đầu năm 2009 vừa qua; ca sĩ Ngọc Khuê (giải nhì Sao Mai điểm hẹn 2004), ca sĩ Quang Hào (Giải nhì Sao Mai truyền hình toàn quốc 2005), ca sĩ Phương Mai (Giải nhất giọng ca Thính phòng toàn quốc 2009), Kasim Hoàng Vũ… Họ sẽ là những người học trò nhưng cũng là lớp nghệ sĩ kế cận tiếp nối truyền thống của chúng tôi.

- Được biết, trong chương trình này, sẽ xuất hiện một dàn quân nhạc (của Đoàn Nghi lễ Quân đội) khá hoành tráng (hơn 50 người). Thực ra, không phải bất cứ giọng hát nào cũng hát được với dàn quân nhạc. Liệu sự lựa chọn này có mạo hiểm đối với một Dương Minh Đức đã ở tuổi 60?

- Đúng là hát với dàn quân nhạc không phải dễ. Ở miền Bắc này chỉ có 2 người hát quân nhạc được, đấy là NSND Quang Thọ và tôi. Phải là người có giọng, có âm vực rộng, cao, mới dám hát nếu không sẽ bị những dàn kèn hút vào. Khi bài "Người chiến sĩ ấy" vang lên trên sân khấu với dàn quân nhạc ở ngay tiết mục đầu tiên trên sân khấu, tôi tin rằng, mình sẽ làm được một điều gì đó để tôn vinh người chiến sĩ, những người đồng đội đang sống và kể cả những đồng đội đã nằm lại nơi chiến trường...

- Xin trở lại ngày xưa cùng anh một lát, nghe nói, ngày xưa suýt nữa sẽ không có một NSƯT Dương Minh Đức như bây giờ bởi vì, cha anh, nguyên Giám đốc Xưởng phim Quân đội, đạo diễn, NSƯT Dương Minh Đẩu muốn con trai mình sẽ là một kỹ sư chế tạo máy?

- Thực ra, đó là một câu chuyện dài mà đến bây giờ ngồi ôn lại, tôi phải thầm cảm ơn cha mình đã biết chỉ ra cho tôi một con đường tri thức trước khi đến với vinh quang của ánh đèn sân khấu. 6 tuổi, tôi theo cha mẹ tập kết ra Bắc và học Trường Thiếu sinh quân, rồi sang Trung Quốc học trung học, trở về nước, tôi nhập ngũ và học ở Trường Quân chính Quân khu, sau đó về công tác ở Bộ Tư lệnh Hải quân, xuống tàu và sau này làm công tác bảo vệ cầu Long Biên. Năm 1969, tôi thi đỗ vào ngành chế tạo máy Học viện Kỹ thuật quân sự và đã đạt những thành tích xuất sắc trong học tập, nhưng dường như nghiệp cầm ca đã đeo đẳng tôi chưa bao giờ nguôi.

Với giọng ca trời cho, ngay khi ngồi trên ghế Học viện, tôi đã tham gia Hội diễn toàn quân và được giải nhất với 2 bài hát "Trong mỗi trái tim ta có Bác Hồ" của tác giả Trịnh Nguyên Huân và bài "Hà Nội niềm tin và hy vọng" (Phan Nhân). Tốt nghiệp, tôi được giữ lại trường, một thời gian sau tôi muốn học thêm kiến thức về thanh nhạc nên đã thi vào Nhạc viện Hà Nội và đỗ thủ khoa. Tôi nghĩ, dường như âm nhạc đã chọn tôi thì đúng hơn.

Sau hai năm học tại Nhạc viện, tôi đã tham dự cuộc thi tiếng hát chuyên nghiệp toàn quốc và đoạt Huy chương vàng với bài "Chiều trên bến cảng". Cũng trong năm đó, tôi tiếp tục sang Liên Xô tham gia cuộc thi "Hoa cẩm chướng đỏ" và đoạt giải 3. Khi tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, tôi được mời về Trường Nghệ thuật Quân đội giảng dạy, đào tạo và làm quản lý ở đó cho tới ngày nghỉ hưu.

- Như vậy là anh hoàn toàn không bất ngờ vì sự quyến rũ của âm nhạc đối với mình?

- Thậm chí tôi hoàn toàn đoán biết mình sẽ bị âm nhạc mê hoặc, chỉ sớm hay muộn thôi. Tuy nhiên, những kiến thức học được ở trường đại học đã cho tôi tự tin hơn khi đứng trên sân khấu, bởi khi đó, tôi tin chắc mình đã có một cái phông đủ vững để cất cánh những cảm xúc âm nhạc. Và cha tôi, chắc chắn ông cũng đã mãn nguyện với ngã rẽ mà tôi đã chọn, vì giờ đây, ở tuổi 84, ông vẫn khỏe mạnh đứng trên sân khấu, cùng con trai mình hát lại ca khúc do ông sáng tác lúc tôi còn chưa ra đời, bài "Trung đoàn 82 quân hành khúc".

- Trong chương trình "Người chiến sĩ ấy" sẽ có sự góp mặt của 5 nghệ sĩ thuộc thế hệ vàng gồm nghệ sĩ Doãn Tần, Quang Thọ, Quang Huy, Hoàng Chè, Minh Đức với những bài hát đã đi vào đời sống như "Cây đàn ghi ta của Đại đội 3" (Xuân Hồng), "Năm anh em trên một chiếc xe tăng" (Doãn Nho), "Mời anh đến thăm quê tôi" (Nguyễn Đức Toàn), "Cuộc đời vẫn đẹp sao" (Phan Huỳnh Điểu). Dường như, điều này cũng rất có ý nghĩa đối với anh?

- Chúng tôi là "Năm anh em trên một chiếc xe tăng" đã đi qua chiến tranh, được nếm trải mùi đạn bom, những hy sinh mất mát của đồng đội, nhưng vẫn "tiếng hát át tiếng bom". Điều này càng có ý nghĩa, khi mấy chục năm sau chiến tranh chúng tôi vẫn đứng được trên sân khấu để hát cho bạn bè, đồng đội nghe trong những ngày tháng 12 lịch sử này. Đó như một lời tri ân tới những gì yêu thương nhất!

- Là một người có giọng hát tốt, cũng gặt hái nhiều thành công trên con đường âm nhạc, và có nhiều thời cơ, nhưng tại sao cho đến bây giờ, khi đã ở tuổi 60, anh mới tổ chức đêm nhạc của riêng mình?

- Thực ra, kể cả đến giờ, phải rất quyết tâm tôi mới quyết định làm đêm nhạc riêng của mình đấy. Bởi vì, để tổ chức được đêm nhạc tôi nghĩ phải lo rất nhiều khâu, từ tổ chức đến quảng bá, bán vé, mời hòa âm, phối khí, mời ban nhạc, ca sĩ… tôi lại không phải là người chạy theo phong trào, nên nghĩ đến việc tổ chức sẽ rất mất nhiều thời gian công sức, nên ngại.

Hồi còn trẻ thì mải cho sự nghiệp riêng, sự nghiệp đào tạo những thế hệ học trò, ngay cả việc… chạy sô để lo cho đời sống, nuôi vợ con trong thời buổi kinh tế thị trường cũng đã khiến người nghệ sĩ "cơm áo không đùa với khách thơ" rồi. Bây giờ về hưu tôi mới có thời gian để lo chu đáo cho đêm nhạc của mình. Đối với tôi, điều này không muộn, mà thậm chí rất đúng thời điểm. Tôi cũng chẳng có tham vọng gì nhiều, như đã nói ở trên, chỉ muốn gửi một tiếng lòng tri ân tới gia đình, bè bạn…

- Sắp tới ngày biểu diễn, anh có điều gì còn phải lo lắng không?

- Thực ra, tôi đã có tới 4 cuộc biểu diễn cho bạn bè ở cả hai nơi, Hà Nội và TP HCM rồi nên đến thời điểm này tôi hoàn toàn yên tâm. Bởi vì, đồng hành cùng tôi có những người bạn, người em rất có uy tín, chẳng hạn viết lời bình cho đêm nhạc là nhà thơ, Đại tá Hồng Thanh Quang, chỉ đạo nghệ thuật là nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, dẫn chương trình là NSƯT Mạnh Cường, cùng sự tham gia của rất nhiều học trò, đồng đội… Tôi biết, nhiều người cho rằng, hát bằng giọng thật cả một chương trình ở tuổi 60 thì dễ bị vấp, dễ bị đuối vì… già rồi! Nhưng tôi khẳng định rằng, tôi vẫn trường sức lắm!

- Vâng, xin cảm ơn anh và chúc buổi biểu diễn của anh thành công!

Trần Hoàng Thiên Kim (thực hiện)

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

Sau 6 năm, bóng đá Philippines một lần nữa vượt qua vòng bảng ASEAN Cup. Quốc đảo Đông Nam Á chỉ cách Hà Nội 3 giờ di chuyển bằng máy bay, nhưng còn rất nhiều điều người Việt Nam không biết về Philippines, nơi bóng đá chưa bao giờ là môn thể thao vua.

Đảm nhận vị trí "ghế nóng" tại xã miền núi còn nhiều khó khăn vốn là điểm nóng về ma túy của huyện Tương Dương, song với sự nhiệt huyết, tận tâm trong công việc và hết lòng vì nhân dân, Thượng úy Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1992) - Trưởng Công an xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An đã góp phần quan trọng "chuyển hóa" vùng "đất dữ" nơi đây, như lời bà con đã nói "Chú Hùng có mặt ở đâu là người dân yên tâm ở đấy".

Đầu tháng 12/2024, sau nhiều ngày theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn TP Đồng Xoài, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước đã lần được manh mối đường dây hoạt động mại dâm có tổ chức rất kín kẽ. Tất cả các giao dịch, môi giới, lựa chọn gái bán dâm đều thực hiện bằng các trang web thông qua môi trường mạng.

Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã triển khai công tác nghiệp vụ đấu tranh, làm rõ 3 đường dây buôn lậu hàng nghìn tấn vàng, trị giá hàng nghìn tỷ đồng từ Campuchia và Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Long An, An Giang và Lào Cai, đưa về tiêu thụ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文