Nghệ thuật hàn lâm "dò tìm" khán giả trẻ

14:03 30/05/2011
Mong muốn đưa kiến thức cơ bản về âm nhạc, đặc biệt là giao hưởng, vũ kịch, nhạc kịch, mới đây, Nhà hát Nhạc giao hưởng, vũ kịch và Thành đoàn TP HCM vừa quyết định tạo một sân chơi thử nghiệm định kỳ hằng tháng cho học sinh, sinh viên. Chỉ có điều, tâm huyết thì… có thừa, song để ý tưởng thành hiện thực lại là một khoảng cách dài.

Được mặc định là loại hình nghệ thuật… quý tộc xưa nay nhưng giao hưởng, vũ kịch, nhạc kịch gần như xa lạ với đại đa số người trẻ, lặng lẽ trước các trào lưu, ca khúc của pop, rock. Những tác phẩm đỉnh cao ít được biết đến, trong khi không ít những ca khúc ngô nghê lại tràn ngập trên nhiều phương tiện, trở thành "món ăn" ưa thích hằng ngày của thanh, thiếu nhi...

"Cười khổ" với người trẻ đi xem biểu diễn nhạc cổ điển

Được coi là một trong những sân chơi "đẳng cấp" nhất tại TP HCM, hội ngộ những gương mặt trẻ tài năng của nhạc giao hưởng, vũ kịch trong và ngoài nước, nhiều năm trở lại đây, "Giai điệu mùa thu" trở thành sự kiện được trông chờ khá nhiều.

Ngày công diễn, không ai bảo ai nhưng hầu hết những người cầm tấm vé đều ăn mặc sang trọng, quần là áo lượt, dập dìu trước tiền sảnh. Cánh màn nhung được kéo lên, khán phòng im phăng phắc, tất cả không gian được nhường lại cho thanh âm từ các nốt nhạc cùng nghệ sĩ thăng hoa. Thế nhưng, chỉ được ít phút, vài tốp nam thanh nữ tú đã rục rịch ra về vì "không vui tý nào". Một vài cặp, có lẽ đã quen với các kiểu thích đến thì đến, thích gì làm đó ở các chương trình nhạc trẻ nên mãi hơn nửa tiếng sau mới lò dò kéo đến, chìa tấm vé trước sự bất bình của người kiểm soát. Người đang dõi theo sân khấu ấm ức vì không gian xáo trộn.

Một số đêm diễn miễn phí dành cho thanh niên, học sinh, khán phòng cũng ăm ắp khán giả song không ít bạn trẻ xem rồi kêu… buồn ngủ. Nghe nghệ sĩ hát opera, có nhóm bạn ghé tai nhau thì thầm, cười rúc rích: Giọng này mà thi hét thì phải biết…

Sang trọng và hàn lâm nhưng múa ba lê và thính phòng giao hưởng sẽ cần gần gũi hơn với học sinh, sinh viên.

Tiếp cận thanh, thiếu nhi: Vẫn cần chữ "nhẫn"

Lý giải về thực trạng trên, khá nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp cận với các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có âm nhạc cho thanh, thiếu nhi đã "có vấn đề" ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

NSƯT Trần Vương Thạch, Giám đốc Nhà hát Nhạc giao hưởng, vũ kịch TP HCM, cho biết, trong khá nhiều hội thảo, anh đã chỉ rõ tài liệu này hay tài liệu khác phục vụ cho giảng dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông đang có vấn đề. Ngay các bài hát được chọn để dạy cho các em cũng không hẳn là phù hợp, chưa phải là bài hát hay của Việt Nam. Học sinh là lứa tuổi tiếp nhận rất nhanh. Nếu tiếp cận không đúng trong khi các hình thức giải trí tràn ngập, "loạn xà ngầu", việc tìm đến đúng cái đẹp mà tìm hiểu cũng không dễ với các em.

Nỗ lực kéo người trẻ đến với nghệ thuật hàn lâm, hướng đến “chân, thiện, mỹ”, ban tổ chức một vài chương trình cố gắng "chen" thêm một vài buổi biểu diễn miễn phí cho học sinh, sinh viên tại các tụ điểm văn hóa, trường học xong chỉ như muối bỏ biển.

Bà Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM, một trong những người đặc biệt ưu ái các loại hình nghệ thuật hàn lâm từng than thở: Muốn tổ chức thêm các đêm diễn phục vụ cho thanh thiếu nhi nhưng không có kinh phí. Nghệ sĩ đến với chương trình không đòi hỏi thù lao, song vẫn đủ thứ cần đến tiền. Trong khi đó, các nhà tài trợ lại không mấy mặn mà nếu không muốn nói là đều lắc đầu trước các chương trình biểu diễn dạng này…

Góp phần mở thêm con đường giúp người trẻ tiếp cận bài bản hơn với âm nhạc, đặc biệt là giao hưởng, vũ kịch, nhạc kịch, TP HCM đã có quyết định đầu tư tổ chức "Giai điệu trẻ", chương trình miễn phí và định kỳ hằng tháng cho học sinh, sinh viên.

Theo đó, bắt đầu từ tháng 5, Thành đoàn TP HCM sẽ phối hợp với Nhà hát Nhạc giao hưởng vũ kịch thành phố tổ chức biểu diễn kết hợp giao lưu, giảng giải những kiến thức cơ bản nhất về âm nhạc định kỳ hằng tháng vào tối 29 tại Nhà Văn hóa thanh niên, Nhà hát thành phố.

Để gần gũi với bạn trẻ, người được chọn để thực hiện chương trình đều là các gương mặt trẻ tài năng: Trần Nhật Minh, Nguyễn Mạnh Duy Linh, Nguyễn Phúc Hùng… Chia sẻ về kế hoạch này, NSƯT Trần Vương Thạch hài hước bảo rằng anh và các đồng nghiệp mong muốn được đồng hành cùng thanh, thiếu nhi tìm đến và tìm hiểu đúng cái đẹp. Đơn giản nhất là phân biệt nhạc cụ, âm thanh của nhạc cụ hay hát như thế này là opera chứ không phải là hét…

Nghệ sĩ có tâm huyết, song nói theo cách của Phó Bí thư Thành đoàn, Bùi Tá Hoàng Vũ thì không thể nôn nóng. Làm thử nghiệm, nếu hiệu quả cao mới có thể quyết định tiếp tục triển khai đại trà ra các trường học hay không. Đồng hành cùng bạn trẻ hướng đến “chân, thiện, mỹ”, trong đó có cái hay cái đẹp của âm nhạc nói chung, giao hưởng thính phòng, vũ kịch, nhạc kịch nói riêng là hành trình vô tận trong tương lai…

Ngọc Nguyễn

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文