Người hầu cận vua Bảo Đại ở Đà Lạt

09:23 01/12/2006

Mười ba tuổi Nguyễn Đức Hòa đã vào cung giúp việc cho thái hậu Từ Cung ở Huế. Năm 1949, ông theo hầu vua Bảo Đại ở Đà Lạt. Qua bao năm tháng và biến cố, đến tận bây giờ, đã 78 tuổi ông vẫn gắn bó với Dinh 3, Đà Lạt, cần mẫn với việc gìn giữ những kỷ vật nơi này.

Giọng gốc Huế nhè nhẹ và chậm rãi, ông Hòa kể: "Năm lên 13 tuổi, vì nhà nghèo nên tôi xin vào cung Diên Thọ (Huế) giúp việc". Lúc ấy, nhờ có người bác họ trông coi đội kỵ mã cho vua Bảo Đại giới thiệu nên ông Hòa mới được lọt vào. Ông Hòa bảo rằng mình con nhà nghèo ở quê, được vào làm việc trong cung vua như trúng phải vàng.

Lúc đầu vào cung chỉ làm những công việc sai vặt của thái hậu Từ Cung, mỗi tháng chỉ được trả vài chục đồng không đáng kể, nhưng có công ăn việc làm từ nhỏ là ổn. Ông Hòa cho biết, những năm tháng phục vụ thái hậu Từ Cung ở Huế được bà yêu quý nên mỗi khi đi đâu cũng gọi ông Hòa  theo.

Năm 1949, Pháp đưa vua Bảo Đại về Đà Lạt, thái hậu Từ Cung sai Nguyễn Đức Hòa theo vào phục vụ vua. Khi ấy cùng đi với ông Hòa cả thảy có 20 tùy tùng, nhưng ông được giao nhiệm vụ chính. Ông Hòa kể rằng, vua Bảo Đại rất thích săn bắn, lần nào đi cũng có ông Hòa theo giúp việc.

Có đợt vua Bảo Đại đi săn tận Đắk Lắk cả tháng mới về. Mỗi chuyến đi săn dài ngày của vua Bảo Đại rất bài bản, tháp tùng đoàn gần 20 người gồm bộ phận nấu ăn, phục vụ nghỉ ngơi, mang vũ khí và lái xe... Có khi vua Bảo Đại đi săn trong rừng bằng voi. Thế mới có thời kỳ Bảo Đại được một thượng khách biếu một con voi trắng rất quý để đi chơi. Nhưng sau đó con voi này đã đi mất vào rừng...

Ngoài thú săn bắn, vua Bảo Đại cũng có khá nhiều phụ nữ gần gũi, nhưng trong đó có 3 phụ nữ gắn duyên nhiều nhất là Mộng Điệp, Ra Ni và Phi Ánh. Ông Nguyễn Đức Hòa kể rằng, mình được vua quý nên hay giao nhiều việc và cả chuyện gần gũi nhất với vua như chuẩn bị giường gối để vua ngủ...

Ngày Nguyễn Đức Hòa cưới vợ, vua Bảo Đại cho 2.000 đồng (lúc này là một khoản tiền khá lớn). Không chỉ phục vụ thái hậu Từ Cung, vua Bảo Đại mà sau này Dinh 3 được tiếp quản qua các thời kỳ như Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu và sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập 1975 đến giờ, ông Nguyễn Đức Hòa vẫn luôn được giữ lại làm người phục vụ ở đây.

Ông Hòa kể, hồi năm 1954, bà Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu có sai người hầu dọn một số vật dụng từ Dinh 3, Đà Lạt về Sài Gòn phục vụ cho bà nhưng ông không dám cản. Nguyễn Đức Hòa cũng chính là người trao 2 két sắt đựng nhiều vật quý, châu báu ngọc ngà của thái hậu Từ Cung cho chính quyền ở Lâm Đồng sau này...

Cuộc đời ông "gắn duyên" với nghề như định mệnh. 78 tuổi đời, 65 năm phục vụ dinh vua mà bây giờ cả gia đình ông vẫn "bám trụ" với một căn nhà tập thể bên Dinh 3, Đà Lạt từ thời Bảo Đại đến giờ. Sau ngày nghỉ hưu, ông Hòa vẫn được giữ lại làm hợp đồng ở Dinh 3, phục vụ du khách đến đây tham quan. Hàng ngày ông vẫn luôn sẵn sàng với những công việc cắm hoa, sửa soạn bàn ghế, sắp xếp thật ngăn nắp ở các phòng trong dinh cho thật đẹp và giữ được nét đặc trưng như thời vua Bảo Đại ở.

Ngày ngày, hàng ngàn lượt khách đến Dinh 3, Đà Lạt vẫn luôn bắt gặp một ông lão với tác phong điềm đạm giới thiệu cho du khách hiểu về ngọn nguồn từng diễn ra ở dinh. Nếu nói về Dinh 3, có lẽ bây giờ không còn ai khác, ngoài ông Nguyễn Đức Hòa - nhân vật lịch sử sống còn sót lại ở đây.

Năm nay đã bước sang tuổi 78, tuy đôi tai hơi nặng bởi tuổi tác về già, nhưng ông Nguyễn Đức Hòa vẫn không bao giờ tự thỏa mãn với cách phục vụ của mình mà vẫn luôn thấy cần phải sửa, học thêm nữa để chu tất hơn trong công việc. Ông vừa kể chuyện, cắm hoa, giới thiệu du khách tham quan đều đều mỗi ngày. Một đời làm người phục vụ ở dinh, trải qua nhiều đời quản lý, ông Nguyễn Đức Hòa nếm trải gần như đủ mọi thứ của cuộc đời, nhưng có điều ông tâm niệm là làm cái gì, nghề gì cũng phải tận tâm, đam mê và trung thực

Đặng Ngọc

Chiều 7/7, Cục Đào tạo, Bộ Công an đã có báo cáo nhanh về Kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024. Báo cáo cho thấy, kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Tại các hội đồng thi trên cả nước, có 2 thí sinh bị đình chỉ do vi phạm quy chế thi; không có cán bộ nào vi phạm quy chế thi.

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo, nhiều bài học đáng tiếc phải trả giá bằng sinh mạng từ các vụ cháy, nhưng việc phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trên địa bàn Hà Nội vẫn bộc lộ hàng loạt bất cập. Vẫn có nhiều nhà trọ, nhà tập thể cũ, nhà dân xây riêng lẻ không đảm bảo điều kiện PCCC. Đáng lo ngại nhất là việc tạo lối thoát hiểm thứ 2 không phải dễ dàng, trong khi nếu xảy ra cháy, trong rất nhiều trường hợp, phương án này là cứu cánh duy nhất.

Vào lúc 10h45 sáng nay (ngày 7/7), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã chính thức thông đường sắt sau sự cố sà lan va vào cầu Quay (cầu Tam Bạc) vào tối 6/7 khiến tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng không thể di chuyển đến ga cuối Hải Phòng.

Rạng sáng 7/7, trận tứ kết cuối cùng của EURO 2024 đã diễn ra. Với  pha lập công của Stefan de Vrij  và một bàn phản lưới nhà của đối thủ, ĐT Hà Lan đã vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ để giành vé vào bán kết.

Dù phải thi đấu thiếu người nhưng ĐT Uruguay vẫn thành công đưa trận đấu cuối cùng vòng tứ kết Copa America 2024 phải phân định thắng thua bằng loạt sút luân lưu. Tại đây, đoàn quân HLV Marcelo Bielsa đã xuất sắc hơn khi thực hiện thành công 4/5 quả sút, qua đó đánh bại ĐT Brazil và giành vé vào bán kết Copa America 2024.

Liên tiếp gần đây, tại địa bàn TP Hồ Chí Minh, không ít cá nhân nổi tiếng đã rơi vào vòng lao lý, mất hết sự nghiệp bao năm gầy dựng vì dính dáng tới ma túy… Cùng với đó, việc mua bán, tiêu thụ trái phép chất ma túy trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp, biến hóa dưới nhiều hình thức tinh vi…

Môi trường số đã mở ra nhiều cơ hội trong sáng tạo, lưu giữ, phân phối các tác phẩm văn hóa nghệ thuật nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức về bảo vệ bản quyền đối với mỗi sản phẩm, không riêng ở thị trường Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文