Người phục dựng long bào triều Lý

15:43 08/06/2010
Cứ đi sưu tầm, tìm hiểu rồi ham, anh Giỏi đã bị những hoạ tiết trên y phục cung đình thu hút. Hơn chục năm trời tìm kiếm lời giải cho bài toán y phục cung đình, cuối cùng anh đã phục dựng được thành công long bào thời Nguyễn.

Nghệ nhân thêu Vũ Văn Giỏi - người chuyên phục dựng các lễ phục cung đình, ở thôn Đông Cứu (Dũng Tiến, Thường Tín, Hà Nội), còn khá trẻ, anh không chỉ là một thợ thêu giỏi của làng, mà còn là một người chuyên nghiên cứu, sưu tầm các bộ y phục, lễ phục của vua, hoàng hậu, các quan vương trong cung đình qua các triều đại của Việt Nam, để từ đó phục dựng lại.

40 tuổi đời, anh Giỏi đã có hơn 20 năm cầm kim thêu. Thời gian đã rèn rũa cho đôi bàn tay của anh trở nên thanh thoát và điêu luyện trong khi thêu, cùng với đó là sự say mê sáng tạo đã luôn thôi thúc anh phải làm gì đó mang tính đột phá trong nghề thêu truyền thống này. Nhưng đột phá thế nào?

Khi còn đang lay hoay chưa biết tìm hướng đi, tình cờ một ngày anh được một Việt kiều tìm đến nhờ may, thêu trang phục cho các đoàn ca nhạc và một số trang phục nghi lễ trong chùa. Dần dà, người Việt kiều ấy lại đề nghị anh may cho những trang phục trong cung đình (chủ yếu là triều Nguyễn).

Có người đặt hàng anh mừng lắm và nhận lời ngay. Nhưng khi nhận rồi mới thấy lo vì mình chưa hiểu biết gì về trang phục cung đình, không có bản mẫu, chẳng có chút thông tin. Thế nhưng đã nhận lời là phải làm cho ra làm, anh Giỏi đã quyết tâm như vậy. Rồi anh bỏ lại tất cả công việc ở nhà để lên đường đi Bắc Ninh, vào Huế..., đọc thêm sử sách và tìm đến các di tích cổ, các đình, chùa để lần mò từng đường hoa văn, từng họa tiết trên các di vật còn lại.

Cứ đi sưu tầm, tìm hiểu rồi ham, anh đã bị những hoạ tiết trên y phục cung đình thu hút. Hơn chục năm trời tìm kiếm lời giải cho bài toán y phục cung đình, cuối cùng anh đã phục dựng được thành công long bào thời Nguyễn.

Điều may mắn nhất với anh là có người bạn đời luôn bên cạnh ủng hộ, động viên chồng tiếp tục thực hiện những hoài bão của cuộc đời. Vì lẽ đó, vợ chồng anh tiếp tục nghiên cứu trang phục của các triều đại khác như Lý, Trần, Lê... và dự tính sẽ làm thành một bộ sưu tập trang phục các triều đại.

Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi bên sản phẩm của chính mình.

Bên khung thêu, anh Giỏi vừa bận thêu tay áo của vua triều Lý, vừa nói chuyện: Trang phục của vua, chúa có những quy định rất chặt chẽ, nghiêm khắc về màu sắc, canh chỉ. Chính vì vậy trước khi bắt tay vào thêu, phải chuẩn bị rất kĩ, từ chọn lựa chất liệu vải thêu (100% là tơ tằm), chỉ thêu cũng phải là tơ lụa, được se theo những quy chuẩn nhất định, tùy vào từng bộ trang phục và từng họa tiết trên trang phục đó. Được biết, bộ áo đơn giản nhất cũng cần 4 thợ thêu trong vòng 5 tháng, còn bộ phức tạp nhất thì phải có tới 7 - 8 thợ thêu trong vòng 15 tháng.

Ví dụ, một mãng bào của hoàng tử (bộ áo để các hoàng tử đã được sắc phong mặc trong các đại lễ triều hai mùa thu và đông) phải có từ 4 - 5 người thêu cùng một lúc. Nếu mỗi ngày làm 8 - 10 tiếng thì từ 12 - 14 tháng mới xong một bộ.

Từ khi chuyển sang phục dựng y phục cung đình, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã kịp cho ra lò hơn 20 bộ y phục cung đình. Đã từng mang các bộ y phục này đi triển lãm tại Festival Huế; triển lãm tại Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng dân tộc Hà Nội. Hướng về Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà nội, nghệ nhân Nguyễn Văn Giỏi bắt tay vào thêu các họa tiết, hoa văn tay áo vua triều Lý.

Anh cho biết: Vì chưa có đầy đủ tư liệu về y phục vua triều Lý nên chưa thể phục dựng hoàn toàn bộ long bào được, bước đầu phục dựng từng công đoạn một. Anh hy vọng sẽ hoàn thành tác phẩm của mình để kịp tham gia trưng bày tại lễ kỉ niệm 1000 năm

H.Giang

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文