Nguyễn Quang Thân - Dạ Ngân: Văn chương và duyên phận
Ở tuổi 47 của anh và 30 của chị, những tưởng “mối tình sét đánh” khó có thể xảy ra. Vậy mà khoảnh khắc gặp gỡ ấy đủ bắt đầu một cuộc tình giông bão, và tới tận 11 năm sau, họ mới qua được mọi thủ tục đời thường để đàng hoàng có một tờ giấy kết hôn.
Sở dĩ mối tình như Nguyễn Quang Thân nói “yêu đến điên cuồng” nó trắc trở muộn màng vậy, bởi họ đều đã có gia đình, cả hai cộng lại có tất cả 5 người con và khủng khiếp nhất là cái khoảng cách 2 nghìn cây số. Mười một năm yêu nhau, mối tình ấy “quá nhiều nước mắt và đau khổ, quá nhiều sự giằng xé và hy sinh”.
Họ gặp nhau trong trại viết Vũng Tàu, khi đó Dạ Ngân đã là người đàn bà hai con miền Tây sông nước, đã qua tuổi mãn khai không mấy hạnh phúc trong tình riêng, mấp mé bước vào làng văn với duy nhất một truyện ngắn đầu tay in ở báo Văn nghệ. Nguyễn Quang Thân thì đã được biết đến như một cây bút sắc lẻm chữ nghĩa, và vụ rắc rối của truyện ngắn Người đi cùng chuyến tàu.
Ngày ấy, họ yêu nhau là yêu bằng thư từ, bằng ý nghĩ về nhau, không một cú điện thoại. Phải cố gắng hết sức mới có thể một, hai năm thăm nhau một lần. Cả hai đều chỉ biết làm lụng, cày sâu cuốc bẫm trên cánh đồng chữ chất chứa tình yêu, có lúc họ gần như bế tắc, nỗi đau khổ vò xé chia cách, những ưu tư cho đời và cho bản thân mình.
Yêu nhau rồi, nhưng để đến được với nhau thật khó bởi ràng buộc của tờ hôn thú cũ mà các vị quan tòa cũng như đồng nghiệp hồi đó không sao lý giải được. Quan niệm ấu trĩ một thời đã góp phần kéo dài quãng thời gian 11 năm yêu nhau mà chẳng có nhau, như một câu thơ của Eloard: “Trên nấc thang biếng lười của hoa và trái kéo dài vô tận mãi”.
Chỉ đến khi cả Dạ Ngân cũng đã hai thứ tóc, họ mới được cùng chung một mái nhà. Một mối tình kiên trì và mãnh liệt, và chỉ có sức yêu bền bỉ ấy mới mang hai người lại bên nhau, thắt buộc họ lại với nhau khi mà tình yêu đã nặng về tình tri âm, tri kỷ.
Họ đều thừa nhận, chính quãng thời gian xa cách mà cả hai phải gồng sức lên để làm việc, để cống hiến những giá trị tinh thần cho sự nghiệp văn chương, cũng như để phục vụ những nhu cầu sống tối thiểu, họ đã viết nên những tác phẩm xuất sắc trong đời cầm bút của họ. Con chó và vụ ly hôn (Dạ Ngân), Vũ điệu cái bô (Quang Thân), và trên dưới 30 đầu sách của cả hai người. Nguyễn Quang Thân nói: “Đó là thời kỳ cả hai viết trong nỗi cô đơn rợn người và viết được nhiều”. Dạ Ngân chen vào: “Bây giờ có nhau rồi chúng tôi vẫn mãi mãi là hai tín đồ dưới mái vòm văn chương. Có lúc nào đó không viết thì cũng không có nghĩa là chúng tôi không ngoan đạo!”. Còn anh thì nói: “Nhà văn thì vẫn thường bị trách, cả khi họ viết và kể cả khi họ không viết”.
Có được nhau… đâu đã hết đau khổ!
Cuộc sống của hai nhà văn từ khi lấy nhau (năm 1993), là một cuộc “trăng mật” kéo dài. Căn gác của cặp “vợ chồng son” như treo lửng lơ trên tầng không ở Kim Giang (Hà Nội), lặng lẽ thở ra mùi vị đồng quê gió nội. Nguyễn Quang Thân đã mang từ Hà Tĩnh, quê hương anh những giống cây mà anh cho rằng sắp tuyệt chủng như cây tắt, diếp trời, lộc cách và cẩn thận trồng lên trên mái nhà.
Và trong chiếc “chuồng chim bồ câu” chật ních tình yêu viên mãn của hai người, nhà văn Dạ Ngân đẫy đà và tất bật với những lo lắng thường nhật. Là người nội trợ giỏi, chị thường dành nhiều thời gian để chăm chút cho bữa cơm gia đình, dù bữa cơm ấy chỉ có hai người. Các món ẩm thực phương
Tôi nhìn thấy một Dạ Ngân dung dị, dịu dàng và sâu lắng trong căn nhà của mình. Một Dạ Ngân hạnh phúc bên chồng. Thế rồi phần còn lại của đêm đêm, hai phòng nhỏ với hai chiếc máy tính lách cách, bíp bíp có khi tới sáng. Họ là cặp vợ chồng làm báo không phải đi nhiều. Chị làm tư vấn gia đình, anh viết lên những ý tưởng. Căn phòng la liệt sách và đĩa phim cũng đủ để nói lên rằng họ luôn chia sẻ cho nhau cả những thứ ngỡ như là khó khăn nhất như công việc của một nhà văn.
Thói quen của anh chị những giờ phút ở bên nhau trong những ngày nghỉ cuối tuần hay những buổi tối ấy là xem phim và đọc sách. Cả hai đều là những tín đồ của những bộ phim kinh điển và anh chị đã bỏ nhiều thời gian và tiền bạc để sưu tập các bộ phim nổi tiếng trên thế giới để xem, và chiếu cho cả những người bạn thân cùng thưởng thức. Tìm được một cuốn sách hay, gặp được một đoạn văn tâm đắc, dù đang bận bịu việc gì chị cũng bắt anh dừng tay để nghe chị đọc và ngược lại. Tôi hình dung, họ như hai lực điền chăm chỉ cặm cụi trên cánh đồng chữ hết ngày dài lại đêm thâu. Dạ Ngân tâm sự: “Mình ngập đầu trong bản thảo văn xuôi ở báo Văn nghệ, lại còn phải viết báo để lo tiền về
Lòng người mẹ đắm đuối vì con. Có lẽ nỗi nhớ về mảnh đất phương
Tôi hỏi anh chị về cuộc sống, tình yêu và cảm hứng sáng tạo trong văn chương của hai người khi họ đều là những nhà văn chững chạc trên văn đàn. Bằng cách nào để nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo khi mà cuộc sống đang ngày một thay đổi, ngày một mới mẻ hơn trong khi chính chúng ta ngày một cũ hơn, già hơn trong cách nghĩ. Tôi nhớ chị Dạ Ngân nói có lẽ một trong hai anh chị cần phải có một người tự nguyện đi “chế tạo đau khổ” cho người khác để lấy cảm hứng sáng tác. Thực ra đó chỉ là chuyện đùa. Vì chị lập nghiêm ngay: “Chúng mình đâu đã hết đau khổ. Hai con trai anh Thân và 4 đứa cháu ở Hungari gần mười năm chưa được gặp, hai con mình cách mình hàng ngàn cây số. Bọn mình đều là những kẻ “đội con lên đầu”, mẫn cảm với tình thương và nghĩa vụ...”.
Tôi còn biết, trong sâu thẳm ý nghĩ, Dạ Ngân luôn để lòng mình nơi quê nhà và các con ở nơi xa, nhà văn Dạ Ngân đang đau đáu một dự định trở về với các con. Nhà văn Nguyễn Quang Thân đã ủng hộ dự định của vợ và đến lượt anh sẽ là người “bay vào”.
Vì tình yêu họ đã vượt qua bao gian nan trắc trở, vậy thì những trắc trở hôm nay chỉ là những chút nho nhỏ để Nguyễn Quang Thân và Dạ Ngân trọn vẹn trên con đường họ đã lựa chọn. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn biết chắc rằng họ là một cặp vợ chồng nhà văn thời hiện đại, biết tổ chức cuộc sống theo ý thích của mình và biết cách để tận hưởng nó. Những gian nan vất vả ấy chỉ càng làm cho tình yêu của họ bền đẹp hơn