Nhà bác học Lê Quý Đôn nói về những dị tai

02:27 17/11/2008
Những lý giải của các bản tấu sớ trình vua được Lê Quý Đôn nghe và ghi chép lại. Dưới sự sao lọc của ông thì những bản tấu sớ này trở thành những lý lẽ sắc bén giải thích mối quan hệ giữa con người và trời đất.

Lê Quý Đôn là một bác học thời Lê - Mạc, sống trong thời Nam Bắc phân tranh, đã có những ghi chép tỉ mỉ về lịch sử nước nhà trong giai đoạn này. Tên tuổi của ông gắn với những bộ sách có giá trị. Về triết học có: "Thánh mô hiền phạm tục", "Quần thư khảo biên", "Dịch kinh du thuyết"; Về lịch sử có: "Đại Việt thông sử", "Quốc sử tục biên"; về khảo cứu có: "Phủ biên tạp lục", "Kiến văn tiểu lục", "Vân đài loại ngữ"; về sáng tác có: "Bắc sứ thông tục", "Quế Đường thi tập"; về sưu tập có "Toàn Việt thi lục", v.v.

Trong sách Đại Việt thông sử do Lê Quý Đôn viết, Trúc viên Lê Mạnh Liêu dịch (Tủ sách cổ văn của Ủy ban Dịch thuật, 1973) có ghi chi tiết về triều vua Mạc Mậu Hợp và những binh biến, nhiên biến dưới thời vua này.

Mạc Mậu Hợp là con trưởng của Mạc Phúc Nguyên, lên ngôi năm 1567, lúc này mới 2 tuổi, mọi việc trong cung đều do ông chú Mạc Kinh Điển và Mạc Đôn Nhượng phò tá. Khi Mạc Kinh Điển chết thì lòng quân và lòng người đều dao động. Nhân tài dưới thời này đã trình lên vua một số tấu sớ trình bày ngọn ngành tình hình thời sự như sau: "Hiện nay thế sự gian nguy, có nhiều điểm đáng lo, kỷ cương rối loạn, chính sự hững hờ, hình ngục oan uổng, pháp lệnh sai lầm.

Tướng chưa hòa thuận, binh chưa chỉnh nghiêm. Khi quân địch kéo đến đánh phía Tây Nam, nhân dân địa phương bị tao nhiễu, đến cả kinh thành. Thế mà lúc ấy triều đình không đặt một phương lược, một kế hoạch gì để chống địch mà mặc cho chúng tự do tiến, tự do lui, mặc cho chúng thi thố tính phương kế hại ta khiến nhân dân ta ở miền chân núi rất khốn khổ.

Ôi, thời sự là vậy, thiên ý là vậy, thật quá nguy ngập. Nếu bây giờ biết nghĩ tới phương thức để cải cách tệ chính, biết sợ cơn giận của trời, chỉnh đốn binh bị để chinh phạt giặc thù, cũng chưa muộn, vẫn có thể kịp, khốn nỗi vua tôi trên dưới vẫn vui chơi ngạo nghễ, vẫn hơn hớn tự cho là thái bình vô sự... Những người giữ việc nước biết mà không chịu nói, hoặc nói mà không hết lời, một khi triều đình thất kế thì quốc gia thiên hạ sẽ như thế nào?".

Vua Mạc Mậu Hợp khi nghe tấu sớ này đã khen là chính đáng nhưng cuối cùng không nghe theo, không thay đổi, làm cho cục diện Đại Việt lúc ấy càng trở nên tồi tệ: "Đêm 21/7/1581, có trận mưa bão rất dữ! Mà tại kinh đô càng mạnh hơn. Tự cung điện trong triều, đến giao dân thái miếu và đàn xã tắc, cả đến nhà cửa cùng dinh thự, tất thảy đều đổ nát gần hết! Về hương thôn các xứ, cây bốc rễ, lúa ngã rạp, nhà đổ thuyền đắm, người chết rất nhiều".

Trước một trận mưa lịch sử, vua Mạc Mậu Hợp đã triệu quan lại hồi triều để nắm tình hình. Thiên đô ngự sử Lại Mẫn trình lên tờ sớ rằng: "Sự thể hiện nay, chính là thời tiết cực bĩ, kỷ cương bỏ bê mà không chấn hưng, chính sự thối nát mà không tu sửa. Trộm cướp hoành hành, lòng người nao núng, thế nước lung lay. Như muốn chuyển bĩ thành thái thì trên dưới phải hợp chí, đồng tâm mới có thể làm được… Lúc này bệ hạ chính nên thân cận người hiền, tu sửa cải cách các chính trị, thế mới mong cứu vãn được thế sự nguy loạn trước khi phát xuất".

Trong bản sớ này cũng trích một câu Kinh Thi rất ý nghĩa "Thiên chi giáng nạn, vô nhiên hiên hiến", có nghĩa là, gặp khi trời giáng tai nạn, đừng nên hơn hớn yên vui. Hay "Đa tương cao cao, bất khả cứu đắc", có nghĩa là, vui chơi nồng nhiệt như lửa, không còn phương thuốc cứu chữa. Bản tấu sớ trình vua hôm đó còn đưa ra nhiều kế sách để có một đất nước hùng cường... Vua khen tấu hay nhưng không làm theo.

Thiếu bảo Giáp Trưng thì dâng tờ sớ mà rằng: "Trận mưa bão vừa rồi là một tai biến lạ thường! Ôi, tai biến xảy ra đều do nhân sự xui nên! Hiện nay giặc giã chưa yên, quân địch nặng nề, cả đến việc thu thuế và cho dân vay thóc cũng rất phiền phức, nay phóng mai đã thôi thúc, suốt năm không ngày nào yên, cứ đếm đầu người mà thu, rồi lại tính lời từng phân, từng ly... Vơ vét sưu thuế, đòi hỏi dân nghèo. Dân ngao ngán, không còn muốn sống".

Bản sớ này trích lời trong Kinh Thi "Vô viết cao cao tại thượng, trắc giáng quyết thổ" có nghĩa là đừng tưởng trời quá cao xa, vẫn thường lên xuống soi xét dưới đất, tức là, nhân sự vậy, và "Thiên thông minh tự ngã dân thông minh, thiên minh uy tự ngã dân minh uy", có nghĩa là, thông minh của trời cũng là thông minh của dân, uy sáng của trời cũng là uy sáng của dân. Đó là nói "Lòng dân xu hướng vào đâu, tức là lẽ trời vậy".

Những lý giải của các bản tấu sớ trình vua được Lê Quý Đôn nghe và ghi chép lại. Dưới sự sao lọc của ông thì những bản tấu sớ này trở thành những lý lẽ sắc bén giải thích mối quan hệ giữa con người và trời đất: "Trong nước khi chính trị loạn nên trời ứng điềm dữ để cảnh tỉnh (là tuệ tinh xuất hiện, núi lở tự nhiên, nhật thực - nguyệt thực). Nay lại phát bằng trận mưa bão dữ dội ngay tại kinh sư, đó là dị tai rất lớn.(Trích sớ của Lại bộ Thượng thư Nghĩa sơn bá - Trần Văn Tuyên) hay "Hiện nay khí âm dương không hoà cho nên phát sinh dị tai. Trận bão tháng trước, kinh sư bị tai hại nhất, mà nơi triều điện lại càng hại hơn.

Đó không phải là một dị tai bình thường". (Trích sớ ngày 16/8 của Đông các học sĩ Nguyễn Năng Nhuận).

"Nhân sự hay thì trời ứng điềm lành, nhân sự dở trời ứng điềm dữ", "khí âm dương không hòa cho nên phát sinh dị tai", hay "ôi, tai biến xảy ra đều do nhân sự gây nên" những thiệt hại xảy ra là do "sự chuẩn bị thiếu chu đáo của con người" là những lý lẽ để giải thích cho những hiểm họa tự nhiên mà người xưa gọi là dị tai vậy

Tịnh Phan

Greenland có thể trở thành một quốc gia độc lập nếu người dân muốn, nhưng không thể trở thành một tiểu bang của Mỹ, Ngoại trưởng Đan Mạch nhấn mạnh sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo gần Bắc Cực này.

Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文