Nhà thơ Thu Bồn: Người lính viết những trường ca

08:19 01/01/2006

Tôi sống cùng cơ quan với nhà thơ Thu Bồn nhiều năm. Nhắc tới Thu Bồn, ngoài những kỷ niệm, ngoài thơ và tiểu thuyết, tôi nhớ đến những trường ca. Năm 1999, Thu Bồn có tặng tôi một tuyển tập trường ca của riêng ông. Một tuyển tập trường ca đồ sộ, cộng thêm cả những lời tự bạch về nghề, về mình, dày 500 trang. Bìa ngoài tập sách là ảnh tác giả và kèm theo dòng chữ: Kính tặng Tổ quốc 2000 năm.

"Bài ca chim Chơrao" là trường ca đầu tay Thu Bồn viết năm 1963 (được giải thưởng văn học Bông Sen của Hội Nhà văn Á Phi 1973) và cũng là trường ca đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trường ca này Thu Bồn viết theo lối truyền thống, có cốt truyện, có nhân vật. Người đọc bị cuốn hút, rung động bởi lối dẫn chuyện, bởi nhịp thơ, bởi ngôn ngữ, hình tượng. Ở những trường ca khác, Thu Bồn không chịu đi theo lối mòn, ông có một cuộc cách tân bứt phá, tự vượt lên mình. Bứt phá cả trong cách cấu trúc, trong thể loại thơ, trong cách biểu đạt...

Trường ca Thu Bồn nói về quê hương, đất nước, về mẹ, về cuộc chiến tranh thổi dọc đời mình. Từ hồi nhỏ, Thu Bồn đã là thiếu sinh quân, vào chiến trường miền Nam, ông là quân giải phóng. Chiến tranh đã để dấu trên cơ thể ông những vết sẹo, những cơn sốt rét. Chiến tranh đã để dấu trong gia đình ông: Vợ chồng ông lấy nhau ở chiến trường, hai con ông sinh ở chiến trường đều bị di chứng chiến tranh, một cháu chết vì máu trắng, một cháu mắc bệnh tâm thần. Chiến tranh để dấu trong thơ ông, ông xa xót vì thiếu quê hương, thiếu mẹ: Trời xanh che hộ đầu tóc mẹ. Con vẫn muôn đời thiếu cố hương...

Sau hòa bình năm 1975 được mấy năm, Thu Bồn lại khoác ba lô đi theo đoàn quân tình nguyện Việt Nam sang Campuchia. Ông có viết hai trường ca về đất nước Campuchia trong thời kỳ bóng đêm của nạn chết chóc, diệt chủng. Ông ca ngợi những người lính quân tình nguyện Việt Nam:

Qua năm tháng rừng già thay lá
ve như rang khô khốc những luống cày
tôi bỗng nhớ các anh trong đất ngủ
người tình nguyện quân ngã xuống nơi này
(Campuchia hy vọng)

Trong những chuyến đi nằm vùng nhiều ngày, Thu Bồn hiểu thêm về đất nước, về con người Campuchia. Ông ca ngợi dòng sông, đỉnh núi và những tượng đá, đền đài tạc vào thế kỷ...

Tôi muốn dẫn chứng nhiều câu hay, đoạn hay mà tôi nhớ, tôi thuộc trong những trường ca của Thu Bồn. Cùng với thể loại thơ tự do, thơ văn xuôi, Thu Bồn còn sử dụng các loại thơ khác trong trường ca. Ngoài “Bài ca chim Chơrao”, “Quê hương mặt trời vàng”, “Campuchia hy vọng”, “Oran 76 ngọn”, các trường ca khác của Thu Bồn như: “Chim vàng chốt lửa”, “Người gồng gánh phương Đông”, “Badan khát”... đều có những đoạn hay, câu hay, đều có những khám phá sáng tạo.

Thu Bồn quan niệm về trường ca là một kiến trúc tổng hợp của thơ ca. Với kinh nghiệm của bản thân, ông tâm sự: "Trong thơ trữ tình, khuynh hướng hiện thực cũng được phản ánh, nhưng tính lãng mạn hầu như bao trùm và có những lúc bị quằn lại trước những hiện thực dữ dội. Thơ trữ tình thường né tránh những đề tài quá ư phức tạp trong đời sống và nếu có thể hiện thì phần nhiều sử dụng phương pháp lãng mạn. Trường ca có thể xông vào hiện thực cuộc sống với tất cả sức mạnh của nó, giống như một người công binh đào hầm lại có đủ cả xẻng, cuốc, khoan máy, thuốc nổ... Trường ca dám xông vào những chỗ hắc búa, những vỉa đá ngầm của cuộc sống...".

Bây giờ ông đã vĩnh biệt chúng ta, nhưng qua những trường ca, tôi vẫn hình dung ra ông rất rõ, tôi vẫn nghe tiếng chim Chơrao, tiếng gió thổi trên nóc rừng, tiếng suối tiếng thác, tiếng dòng sông ì ầm dội lại..

Nguyễn Đức Mậu

"Đề nghị các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) cần tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để khẩn trương hoàn thành dự thảo Đề cương chi tiết của Đề án trước ngày 25/12 này" - Đó là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng BCĐ xây dựng Đề án của Chính phủ về "Nghiên cứu mô hình bảo đảm ANTT, an toàn xã hội trong quản lý đô thị" (Đề án) tại cuộc họp BCĐ được Bộ Công an tổ chức chiều 17/12, tại Hà Nội.

Ngày 17/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Bút (SN 1975, trú tại phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho thấy, năm 2024, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý 953 vụ vi phạm về kinh doanh vàng, chuyển cơ quan điều tra 1 vụ.

Để tháo gỡ vướng mắc cho Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Dự án chống ngập 10.000 tỷ) đang “đắp chiếu” gây lãng phí ngân sách, ngày 17/12 Văn Phòng Chính phủ đã có văn bản gửi TP Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc tháo gỡ cho dự án này…

Chiều 17/12, Cơ quan CSĐT Công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Nguyễn Tấn Thường (SN 1995, trú xã An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Bước đầu, Cơ quan Công an xác định Thường đã mở hàng loạt tài khoản ngân hàng để bán cho các đối tượng lừa đảo ở Campuchia. Chỉ trong vòng 1 tháng, những tài khoản do Thường đứng tên đã được sử dụng để nhận hơn 6,4 tỷ đồng từ các nạn nhân bị lừa đảo đang cư trú tại Việt Nam.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích”, khởi tố bị can cũng với tội danh trên với Vũ Ngọc Thịnh (SN 1956, trú tại thôn Lê Tiến, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng), đối tượng đã đến tận nhà hành hung cụ ông thương binh 82 tuổi, 57 năm tuổi Đảng, ở thôn Lê Tiến.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文