Nhà văn Nguyễn Đình Tú: “Nhân vật chỉ là con đẻ của trí tưởng tượng chủ quan mà thôi”

08:19 27/05/2006

“Nhân vật của tôi có thể giống người này, người kia ở ngoài đời nhưng lại cũng chẳng giống ai cả. Dẫu sao thì nhân vật cũng chỉ là con đẻ của trí tưởng tượng chủ quan của người viết mà thôi”, nhà văn Nguyễn Đình Tú, tác giả của tiểu thuyết “Hồ sơ một tử tù”, chia sẻ.

 Sau hàng loạt các tập phim gay cấn trong series phim “Cảnh sát hình sự” được trình chiếu trên Đài Truyền hình Việt Nam, sắp đến, Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam sẽ cho ra mắt bộ phim “Lời sám hối muộn màng”, được chuyển thể từ tiểu thuyết “Hồ sơ một tử tù” (NXB CAND-2002) của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú (tiểu thuyết đoạt giải B - giải thưởng văn học về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống 1995-2005” của Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an), đạo diễn: Vũ Minh Trí, biên kịch: Trần Hoài Văn, biên tập: nhà văn Thùy Linh. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Đình Tú, tác giả tiểu thuyết “Hồ sơ một tử tù” trước khi bộ phim được công chiếu.

- Được biết “Hồ sơ một tử tù” tiểu thuyết đầu tay của anh được chuyển thể thành 10 tập phim “Lời sám hối muộn màng”, dự kiến trình chiếu trên VTV1 vào đầu tháng 5 này, cảm giác của anh thế nào?

- Tôi cũng đang đón đợi xem phim. Tuy nhiên tiểu thuyết là tiểu thuyết, còn điện ảnh là điện ảnh. Nếu phim hay chẳng phải vì tiểu thuyết của tôi hay. Nếu phim dở cũng chẳng phải vì tiểu thuyết của tôi dở. Tiểu thuyết “Hồ sơ một tử tù” và bộ phim truyền hình dài tập “Lời sám hối muộn màng” là hai thể loại khác nhau, nếu ví đó là hai cô gái thì đó là hai cô gái có hai khuôn mặt khác nhau, hai tính cách khác nhau, hai đời sống khác nhau… Có cái gì đó liên quan đến nhau chẳng qua chỉ là thoạt nhìn thì thấy hai cô hình như hao hao giống nhau!

- Có người nói tiểu thuyết vốn là một thử thách đối với những nhà văn trẻ. Chọn đề tài về người chiến sĩ công an phải chăng anh tự đặt cho mình một thử thách?

- Khi bắt tay viết “Hồ sơ một tử tù” tôi mới 27 tuổi, quả là còn rất trẻ. Người viết trẻ có cái khó khi viết dài là vốn sống ít, độ từng trải kém, hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội còn nhiều hạn chế, vân vân và vân vân, nhưng lại có cái hay là liều lĩnh và hăng máu. Liều thì mới dám ngồi sáu tháng trời làm cái công việc là viết ra một cuốn tiểu thuyết gần 300 trang với tất cả sự non nớt của mình, hăng thì mới dám đóng gói bản thảo gửi sang nhà xuất bản CAND và sau mỗi tuần lại điện đến hỏi: Sách của tôi in chưa? Có hay không? (Cười).

Còn về đề tài, không phải tôi chọn mà là đề tài chọn tôi. Sau khi đã viết vài chục cái truyện ngắn rồi, thấy cần phải viết một cái gì đó khác đi, thế là viết dài. Muốn viết được dài thì phải viết cái gì mình biết và hiểu nhất. Thế là viết về lĩnh vực công tác của mình. Lĩnh vực ấy có những nhân vật như công tố viên, điều tra viên, thẩm phán, luật sư… Và người chiến sĩ công an xuất hiện trong tác phẩm của tôi với một lý do giản dị như vậy.

- Lại có người nói, anh khá thành công với mảng đề tài viết về các vụ án? Anh nghĩ thế nào? Điều này có can hệ gì với một người đã từng tốt nghiệp Trường đại học Luật Hà Nội như anh?

+ Tôi viết về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Độc giả ghi nhận ở tôi điều gì tôi xin cảm ơn về điều ấy. Còn việc những sáng tác của tôi có can hệ đến ngành học của tôi hay không thì tôi nghĩ, văn học xét cho cùng là những giọt ký ức được chắt lọc, mà ký ức thì làm sao thiếu vắng những năm tháng mình đã từng ngồi trên ghế nhà trường dù đó là trường phổ thông hay các trường chuyên nghiệp sau này...!

- Vậy mà mọi người lại nghĩ anh có sự  tham gia sâu vào vấn đề kịch bản cũng như quá trình dựng phim?

- Tôi có được biên kịch chuyển cho xem kịch bản văn học. Nhìn chung tôi ưng ý và không tham gia gì. Kịch bản có xây dựng thêm một tuyến nhân vật - Điều tra viên Toàn - song song với nhân vật chính - Tướng cướp Phạm Bạch Đàn - để tạo kịch tính cho phim. Trong tiểu thuyết của tôi Điều tra viên chỉ là một nhân vật phụ. Thao tác này chứng tỏ những nhà làm phim đã rất biết khai thác tiểu thuyết của tôi cho loạt phim cảnh sát hình sự của họ.

Còn quá trình dựng phim thỉnh thoảng tôi cũng được nhà văn Thùy Linh, Trưởng phòng biên tập nội dung 1 của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam hỏi thêm về các chi tiết trong tiểu thuyết, nhất là có thể chỉ ra “thực địa” cho đoàn làm phim đến quay, nhưng quả thực tôi không giúp được gì vì nhiều trang tiểu thuyết là sản phẩm của trí tưởng tượng, nó phong phú hơn đời thường và khó tái tạo bằng hình ảnh thực.

- Anh có sử dụng nguyên mẫu ngoài đời nào để xây dựng nhân vật tướng cướp Phạm Bạch Đàn?

- Tôi có thời gian khá dài làm trong một cơ quan bảo vệ pháp luật nên thường xuyên được tiếp xúc với hồ sơ của các tử tội. Rồi đọc báo thấy đưa tin nhiều vụ tử hình mà phạm nhân là những sinh viên bị tha hóa. Tôi  bị ám ảnh bởi những vụ hành quyết ấy. Và tôi viết cuốn sách của mình lúc đầu chỉ để giải tỏa nỗi ám ảnh ấy thôi. Tất nhiên, khi dựng chuyện tôi có dựa vào một số vụ án cũng như một số nguyên mẫu mà tôi biết. Nhân vật của tôi có thể giống người này, người kia ở ngoài đời nhưng lại cũng chẳng giống ai cả. Dẫu sao thì nhân vật cũng chỉ là con đẻ của trí tưởng tượng chủ quan của người viết mà thôi.

- Anh muốn gửi gắm điều gì qua cuốn tiểu thuyết của mình?

- Nhà phê bình văn học Chu Thị Thơm “bắt quyết” cuốn tiểu thuyết của tôi rằng, đó là thông điệp về lẽ sống qua một cái chết. Tôi nghĩ đánh giá như thế là khái quát nhất về những điều tôi muốn nói qua cuốn sách của mình.

- Sau “Hồ sơ một tử tù”, anh có định tiếp tục khai thác đề tài an ninh trật tự? Anh sẽ cho ra mắt những bộ “Hồ sơ” mới chứ?

- “Đề tài” chẳng qua chỉ là cách định tính của các nhà phê bình. Tôi không đi chọn đề tài cho mình để viết. Tôi sẽ viết cái gì và vào lúc nào, điều ấy tùy thuộc vào điều kiện tự thân cho phép.

- Xin cảm ơn nhà văn Nguyễn Đình Tú về cuộc trò chuyện này!
Yên Trang

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文