Nhà văn hóa Nguyễn Đình Thi

09:29 22/04/2009
Nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình, nhạc sĩ, nhà soạn kịch... tất cả những "nhà" ấy cuối cùng được tổng hợp trong một danh hiệu: Nhà văn hóa Nguyễn Đình Thi.

Vào 20h ngày 22/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "Đêm nghệ thuật nhớ Nguyễn Đình Thi" do Công ty CP Truyền thông Nguyễn Đình Thi tổ chức nhằm tưởng niệm 6 năm ngày mất của ông. Trước đó ít tháng, Đảng và Nhà nước cũng đã truy tặng nhà văn Nguyễn Đình Thi Huân chương Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, tôi xin có một đôi dòng suy nghĩ tản mạn về tài năng và sự nghiệp của ông... 

Nguyễn Đình Thi là người đa tài. Trước nhất ông là một nhà văn và đây cũng là danh hiệu phổ biến nhất của ông. Điều này hoàn toàn có căn cứ.

Ngay từ khi các nhà tiểu thuyết Việt Nam đang lần tìm một hướng tiếp cận hiện thực mới thời kỳ sau Cách mạng thì Nguyễn Đình Thi đã cho ra đời tiểu thuyết "Xung kích", được xem là một dấu mốc của văn xuôi kháng chiến. Hơn chục năm sau, tác phẩm "Vỡ bờ" ra đời - đây được xem là bộ tiểu thuyết đồ sộ, hoành tráng nhất của ta lúc bấy giờ, không chỉ về dung lượng số trang mà cả về qui mô đề tài.

Tất nhiên, cùng với thời gian, phần nào bộ sách đã minh chứng cho một ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân, rằng trong văn học không phải cứ "to tổ bố" là có thể trụ vững, cũng như ý kiến của nhà văn Tô Hoài, rằng "văn của Nguyễn Đình Thi trong sáng, ngọt ngào nhưng ít chất sống thực", "nhân vật của Nguyễn Đình Thi còn gầy gò", song khách quan mà nói, đến nay bộ sách vẫn còn thu hút người đọc bởi những trang văn đẹp và sức quyến rũ trong tính cách của một số nhân vật.

Nguyễn Đình Thi là nhà thơ. Danh hiệu này tuy được dùng hạn chế hơn, song nhiều người lại tin tưởng về sức trường tồn của Nguyễn Đình Thi ở thể loại văn học mảnh mai này. Theo họ, những thi phẩm như "Đất nước" có thể xếp vào hàng "những tác phẩm đi cùng năm tháng".

Điều đặc biệt là: Đọc thơ Nguyễn Đình Thi, ta thấy lời của ông thường dung dị. Có những câu thơ tạo dáng rất đẹp, nhưng ít có trang sức của ngôn ngữ (nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết đại ý rằng, một người nước ngoài học tiếng Việt, chỉ cần biết dăm, bảy trăm tiếng là có thể đọc được toàn bộ thơ Nguyễn Đình Thi). Theo quan điểm của tôi, cái đẹp trong thơ Nguyễn Đình Thi thường không biểu hiện ở sự tô điểm mà phát lộ ra trong cốt cách. Thơ ông "sang" vì thế.

Ví như, đọc những câu: "Anh yêu em như anh yêu đất nước/ Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần/ Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước/ Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn" (bài "Nhớ"), ta thấy ý tưởng có gì mới mẻ đâu, ấy vậy mà Nguyễn Đình Thi viết ra nghe cao sang, đọc lên thấy cảm động, mà người khác viết thì rất dễ thành sáo ngữ, hoặc đại ngôn. Tôi cho rằng tìm hiểu sâu vấn đề này rất có ý nghĩa. Vì chỉ một số ít những nhà thơ như Nguyễn Đình Thi là làm được điều đó.

Ngoài hai "danh hiệu chính" kể trên, Nguyễn Đình Thi còn là nhà lý luận phê bình (cuốn phê bình tiểu luận "Công việc của người viết tiểu thuyết" đã thể hiện ở ông một năng lực tư duy nhạy bén, kết hợp giữa mẫn cảm nghề nghiệp và vốn học vấn uyên thâm.

Cuốn sách khiến giới lý luận, phê bình phải ngả mũ kính nể ông, xem ông như bạn đồng hành mặc dù sau này thực tế lại chứng minh ông không có ý định đi xa trên con đường ấy).

Ông cũng là một kịch tác gia với những tác phẩm "chất chứa nhiều tâm sự trí thức", từng gây xôn xao dư luận cả khi được công diễn lần khi... chưa được công diễn, mặc dù kịch của ông thiên về luận đề, rất lý thú khi đọc dưới dạng sách in nhưng không thật hấp dẫn khi đưa lên sân khấu.

Nguyễn Đình Thi còn là một nhạc sĩ độc đáo. Chỉ đảo qua lĩnh vực này bằng hai bài hát "Diệt phát xít" và "Người Hà Nội", Nguyễn Đình Thi đã để lại một vệt sáng sao băng trên bầu trời âm nhạc. Đã và sẽ khó có nhạc sĩ chuyên nghiệp nào ở Việt Nam lập lại được kỷ lục của ông: Trong vẻn vẹn hai bài hát nhắc tới kia, một bài hiện đang được dùng làm nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam, một bài hiện được dùng làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình, nhạc sĩ, nhà soạn kịch... tất cả những "nhà" ấy cuối cùng được tổng hợp trong một danh hiệu: Nhà văn hóa Nguyễn Đình Thi.

Đây là một danh hiệu xem chừng "chung tính" nhất và đi kèm với tính từ "lớn", nó là cách suy tôn chính xác nhất về Nguyễn Đình Thi, đã được nhiều người dùng tới ngay trong ngày ông giã từ dương thế.

Nhà văn hóa thể hiện trong các hoạt động văn nghệ rộng lớn, trong sự nghiệp sáng tác đa dạng và cả trong những gì ông... không thể hiện trên trang giấy. Một nhà nghiên cứu nào đó đã nói, muốn biết một văn nghệ sĩ tầm vóc lớn đến cỡ nào, ta không chỉ nhìn vào những gì họ làm, họ viết mà còn phải lưu ý tới cả những gì họ không làm, không viết.

Trước đây, Báo Văn nghệ Công an từng đăng câu chuyện một nhà văn trẻ trong phút bốc đồng đã thóa mạ Nguyễn Đình Thi là "bồi bút" và bị ông bẻ lại: "Khi người ta viết điều người ta tin thì không thể gọi là bồi bút". Rồi ông quát: "Tôi đố anh tìm được trong hàng ngàn trang tôi viết, có chữ nào tôi ca ngợi một người mà tôi không tin. Anh tìm đi! Anh tìm đi!".

Quả thật, trong số các nhà văn, nhà thơ được xuất bản toàn tập tác phẩm hiện nay, Nguyễn Đình Thi hẳn là người không phải hối hận nhiều về những gì mình từng không tin mà vẫn viết, những sai lầm hiện được xem là quá ấu trĩ không thể chấp nhận với vị thế của một nhà văn hóa lớn.  

Điểm lại những điều ấy, nhắc lại tất cả các danh hiệu ấy để thấy, Nguyễn Đình Thi là người được ông trời hào phóng ban tặng cho khá nhiều. Và những nỗ lực tự thân phấn đấu của ông cũng thật nhiều. Phấn đấu để giữ mình và phấn đấu để thể hiện mình

Phạm Khải

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文