Nhạc sĩ Lê Việt Hòa: Chặng đường sáng tác về lực lượng Công an nhân dân

18:22 07/04/2014
Có lẽ Lê Việt Hòa là nhạc sĩ sáng tác nhiều ca khúc nhất về lực lượng Công an nhân dân. Ông cũng là người viết nhiều tác phẩm âm nhạc ca ngợi sự hy sinh anh dũng của người chiến sỹ Công an đã ngã xuống vì bình yên của cuộc sống, như: “Hát về anh” (viết về liệt sỹ, Đại úy Đỗ Kim Thành), “Hát về Lê Thanh Á” hay “Bùi Tiến Tường anh còn sống mãi”…

Những ca từ ông viết mà khi cất lên đã làm rung động trái tim người nghe, thể hiện được trọn vẹn sự hy sinh quên mình của người chiến sĩ Công an cho bình yên của tổ quốc và sự trân trọng, biết ơn của nhân dân đối với họ. Ông tâm sự với chúng tôi rằng, 31 ca khúc viết về lực lượng Công an đều xuất phát từ những chuyến ông đi thực tế, chứng kiến cuộc sống, cuộc chiến đấu gian khổ và sự hy sinh anh dũng của lực lượng Công an, trong đó có những ca khúc ông viết bằng nước mắt.

Tôi có may mắn gặp nhạc sĩ Lê Việt Hòa vào một ngày mùa Thu tháng Tám cách đây 2 năm, để nghe ông kể về những lần xâm nhập thực tế viết ca khúc cho lực lượng CAND. Thấm thoắt đó mà nay ông đã về cõi vĩnh hằng, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho những người yêu quý âm nhạc của ông.

Căn nhà của nhạc sĩ Lê Việt Hòa nằm ngay ở tầng 1 khu tập thể Đài tiếng nói Việt Nam trên đường Giải Phóng, Hà Nội. Trong căn nhà ấy đầy ắp băng đĩa nhạc và những tấm ảnh kỷ niệm về chặng đường sáng tác âm nhạc của ông với ngành Công an. Hơn mười năm trở lại đây, ông được biết đến là nhạc sĩ sáng tác nhiều nhất các ca khúc về lực lượng Công an. Ông cũng là nhạc sỹ có tình cảm gắn bó sâu nặng với lực lượng CAND. Đến nay, trong “kho tàng” âm nhạc của mình, ông đã có 31 ca khúc viết về ngành công an với những bài hát nổi tiếng như: “Hành khúc người chiến sĩ cảnh sát”, “Hát về anh”, “Hát về Lê Thanh Á”…

Nghe ông say sưa kể về sáng tác đầu tiên của mình với ngành Công an (ca khúc “Hát về anh”), tôi thấy trong ánh mắt của ông ăm ắp kỷ niệm. Ông nói rằng, duyên cớ đưa mình đến với ca khúc này thật là đặc biệt. Đó là năm 1995, ông được Tổng Cục Cảnh sát nhân dân mời đi thực tế, đến Phòng Cảnh sát hình sự ở một số địa phương, tiếp xúc với anh em trinh sát để sáng tác ca khúc về ngành. Đúng thời điểm đó thì Đại úy Đỗ Kim Thành, người Cảnh sát nổi tiếng gan dạ và dũng cảm ở Đội Đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ hy sinh, ông được lãnh đạo Tổng cục CSND mời đi cùng đến lễ tang để xâm nhập thực tế sáng tác. Nhưng chừng đó thôi chưa đủ để ông viết lên những ca từ hay và đẹp ngợi ca sự dũng cảm của người cảnh sát nhân dân đến vậy. Mà để viết được những nốt nhạc làm rung động trái tim của con người, ông đã phải xâm nhập thực tế. Ông ra dòng sông Bứa, nơi anh Thành dũng cảm hy sinh để tìm hiểu; chứng kiến sự yêu mến, đau xót của người dân đất Tổ tiễn đưa anh; cuộc sống đời thường giản dị, mộc mạc của Đại úy Đỗ Kim Thành qua lời kể của đồng đội, đặc biệt là người vợ yêu quý…tất cả đều khiến ông thực sự xúc động. Hình ảnh cao đẹp của người Cảnh sát hình sự cứ thế hiện ra trước mắt. Tim ông như thắt lại, nghẹn ngào với mạch cảm xúc dâng trào.

Nhạc sĩ Lê Việt Hòa với các sáng tác âm nhạc viết về lực lượng CAND.

Nhạc sĩ Lê Việt Hòa kể rằng, ông viết ca khúc này bằng nước mắt. Ca từ được chắt lọc tinh túy theo mạch cảm xúc: “Trong bão giông anh là niềm tin. Trong đêm đen anh là ánh sáng. Trong nguy nan mong được gặp anh…Đất nước khai sinh anh đã có tên. Chiến tranh không còn mà anh vẫn hy sinh. Chiến tranh không còn mà máu anh vẫn chảy để bảo vệ an ninh…”. Nếu không xâm nhập thực tế tìm hiểu về sự hy sinh của Đại úy Đỗ Kim Thành thì nhạc sĩ Lê Việt Hòa không thể nào tìm ra những ca từ hay và đẹp về người CSND đến như vậy. “Lời ở trong tim mà ra, phải nhập vai mới thấy”- nhạc sỹ Lê Việt Hòa chia sẻ. Với giai điệu chậm, tình cảm, tha thiết, nhạc sĩ Lê Việt Hòa đã ôm đàn ghi ta và thể hiện ca khúc này đầu tiên tại Tổng cục CSND. Cả hội trường lặng đi vì xúc động, sau đó tiếng khóc đã vang lên…

Có lẽ, Lê Việt Hòa là nhạc sĩ có “duyên” với các sáng tác về đề tài liệt sỹ CAND. Sau “Hát về anh”, một lần nữa cơ duyên rất tự nhiên và ngẫu nhiên lại đưa ông đến với đất Cảng để viết ca khúc về sự hy sinh quên mình của liệt sỹ Lê Thanh Á. Ông nhớ lại: “Ngày đó lãnh đạo Tổng cục CSND gợi ý cho tôi là thích đi viết ở vùng nào. Tôi bảo, vùng nào có Anh hùng thì tôi đi. Xuống đến Hải Phòng thì ngẫu nhiên có sự hy sinh của đồng chí Lê Thanh Á. Công an TP Hải Phòng có nhờ tôi viết ca khúc về anh Á nhưng làm thế nào mà chỉ trong 3 ngày phải xong để còn tập”. Để thể hiện được trọn vẹn niềm tin yêu của nhân dân với sự dũng cảm của liệt sĩ Lê Thanh Á, nhạc sĩ Lê Việt Hòa đã đến tận nơi anh Á ngã xuống – đó là chợ Đoàn Kết. Ông gặp gỡ bà con chứng kiến, người thân, đồng đội của anh Á, rồi ra dòng sông nơi anh thường hay tắm để lấy mạch cảm xúc. Đám tang anh Á là một đám tang đông chưa từng có khi cả chợ Đoàn Kết đều không họp để tiễn đưa anh về với quê mẹ. Và ca từ ngân vang, sâu lắng cứ từ từ chạm vào trái tim của người nghe đã ra đời: “Chợ Đoàn Kết có một ngày không họp. Phường Lạch Tray có nhiều người đã khóc. Từ cụ già tới trẻ thơ ai cũng tiếc thương anh Lê Thanh Á. Lê Thanh Á người cảnh sát kiên trung làm theo lời Bác dạy. Anh đã hy sinh vì thế hệ tương lai. Anh đã hy sinh cho bình yên hạnh phúc con người. Ngày Hải Phòng không quên có nhiều phố không nhìn thấy mặt đường, chỉ thấy người với dòng người tiếc thương đưa anh về Ninh Hải”…Ông cảm nhận sâu sắc được sự tiếc thương vô hạn của người dân đất Cảng khi mất đi người cảnh sát kiên trung, đến nỗi “Hoa phượng nhớ anh từ nay thêm rực rõ. Dòng sông Sàng, Tú Sơn, sóng biển Đồ Sơn hát về anh người cảnh sát thương yêu”. Nhạc sĩ cảm nhận được dòng sông quê hương nơi thủa nhỏ anh Á thường hay đùa giỡn cũng nhớ thương anh. Tất cả cảnh vật, con người đất Cảng đều thương tiếc trước sự ra đi anh dũng của liệt sỹ Lê Thanh Á.           Ông sáng tác liền một mạch trong 2 ngày thì xong bài hát. Người mà nhạc sĩ chọn thể hiện ca khúc là ca sĩ Tố Uyên bởi chị có chất giọng dân gian rất sắc, rất phù hợp.

Nhạc sĩ Lê Việt Hòa tâm sự: “Mười mấy năm nay tôi rất gắn bó với ngành Công an. Tôi đi rất nhiều, từ Công an Lạng Sơn, Công an Nghệ An rồi suốt chiều dài đất nước để xâm nhập thực tế viết ca khúc. Với tôi, những lần đi thực tế giúp tôi thấm, hiểu, cảm phục và yêu mến công việc của người chiến sĩ Công an nhiều hơn. Suy nghĩ của tôi về người cảnh sát nhân dân rất đẹp”. Từ những xúc cảm đời thường mà nhạc sĩ Lê Việt Hòa đã có 31 ca khúc viết về lực lượng Công an, trong đó có bài ca nổi tiếng “Hành khúc người chiến sĩ cảnh sát” với gia điệu khỏe mạnh, trầm hùng. Sau ca khúc đầu tay, trong năm 1995 ông đã sáng tác “Hành khúc người chiến sĩ cảnh sát” và được coi là bài hát hay nhất về lực lượng CSND.

Với lực lượng Công an, ông luôn có những sáng tác với những ca từ giàu cảm xúc như “Giữ trọn lời sắt son” (viết về Cảnh sát ma túy), “Người chiến sĩ 113”, Anh cảnh sát giao thông; “Cồng chiên âm vang tình người chiến sĩ”; “Bình yên đâu phải tự nhiên”, “Nếu không có anh”…Hơn 10 năm, ông đã viết 31 ca khúc về lực lượng CAND, có lẽ chưa phải là nhiều đối với nhạc sĩ, vì ông nói rằng, khi nào còn hơi thở, ngành Công an còn cần ông sáng tác, ông vẫn tiếp tục cống hiến để có những bài hát hay về người chiến sĩ CAND.

Nhưng bệnh tật đã khiến ông không thể tiếp tục thực hiện được mong ước đó. Những ca khúc bất hủ của ông về lực lượng CAND thì vẫn mãi còn trong trái tim của các thế hệ CBCS trong lực lượng CAND và người nghe nhạc, người yêu thích những sáng của nhạc sĩ Lê Việt Hòa. Bài viết này thay một nén nhang mà tôi muốn gửi tới người nhạc sĩ tài hoa để ông thanh thản về với đất mẹ

Trần Hằng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文