Nhạc sĩ Trần Long Ẩn: Người hát rong kể chuyện bằng thi ca

09:46 28/04/2008

Được chọn đi đào tạo tại Nhạc viện Hà Nội, hoàn thành khóa học, nhạc sĩ Trần Long Ẩn lại quay về với mảnh đất phương Nam. Ông tự nhận mình không phải là người gốc Nam Bộ nhưng thấm đẫm văn hóa, phong cách sống của người Nam Bộ.

Cách đây đúng 38 năm, giữa không khí sôi sục đấu tranh của phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn, bên cạnh đống lửa hừng hực giữa đường Cường Để, một sinh viên nhỏ bé tự tin ôm cây đàn đứng hát cổ vũ cho phong trào, mặc cho những cặp mắt láo liên của hàng chục cảnh sát ngụy mặc thường phục đang luẩn quẩn xung quanh.

Anh chính là sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đoàn Công Nhân, sau này là nhạc sĩ Trần Long Ẩn, người nổi tiếng với hàng loạt ca khúc: "Người mẹ Bàn Cờ", "Tình đất đỏ miền Đông", "Một rừng cây một đời người", "Đi qua vùng cỏ non", "Xin làm người hát rong"…

Những ngày tháng khó quên

Nhạc sĩ Tôn Thất Lập, người bạn, người đồng chí từng gắn bó với nhạc sĩ Trần Long Ẩn ngay từ những ngày mới tham gia phong trào học sinh, sinh viên kể lại rằng: Ngày ấy, cách địa điểm nhạc sĩ Trần Long Ẩn ôm đàn đứng hát không xa, tại tòa đại sứ Lonnol (nay là UBND và Hội đồng nhân dân quận 3), rất nhiều sinh viên tham gia biểu tình, đánh chiếm tòa đại sứ đang bị cảnh sát bao vây, nhiều ngày liên tục không được tiếp tế thức ăn, nước uống. Rất may, trời đổ mưa to, cảnh sát phải bỏ vị trí, tìm chỗ trú.

Tranh thủ một số cảnh sát có cảm tình với phong trào lấy lý do tránh mưa nên làm ngơ, một bà má vội vàng phá lớp rào sắt, chuyển lương thực cho những sinh viên đang bị cái đói cái khát giày vò. Hình ảnh bà má gầy gò, tóc bạc phơ giữa trời mưa như trút nước, lập cập chuyển từng bọc bánh mì, chai nước suối qua lỗ hổng của tấm sắt vừa bị đục thủng vào trong khiến những người chứng kiến vừa mừng, vừa xúc động.

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn cũng chạy ào về tổng hội sinh viên. Đúng lúc cảm xúc trào dâng, anh vô tình được đọc bài thơ "Người mẹ Bàn Cờ" của Nguyễn Kim Ngân, một sinh viên cùng khoa văn sáng tác.

Ca khúc "Người mẹ Bàn Cờ" ra đời, ngay lập tức gây sự chú ý và được phổ biến sâu rộng trong quần chúng, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên. Sau "Người mẹ Bàn Cờ", hàng loạt các ca khúc khác nối tiếp nhau ra đời, trở thành vũ khí đấu tranh của phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe".

Gieo yêu thương trên những nốt nhạc

Được chọn đi đào tạo tại Nhạc viện Hà Nội, hoàn thành khóa học, nhạc sĩ Trần Long Ẩn lại quay về với mảnh đất phương Nam. Ông tự nhận mình không phải là người gốc Nam Bộ nhưng thấm đẫm văn hóa, phong cách sống của người Nam Bộ. Khi sáng tác, ông luôn luôn vận dụng những thang âm, điệu thức của dân ca Nam Bộ vào trong tác phẩm.

Thời gian còn học Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, ông đặc biệt yêu thích triết học phương Đông. Tuy nhiên, ông ít đi tìm những triết lý cao siêu của vũ trụ bao la, sâu thẳm mà chỉ học những gì gần gũi, phục vụ ngay cho những ứng xử trong cuộc sống xã hội của con người.

Thời gian du học ở Đông Âu, cô đơn trong những ngày dài rét lạnh, da diết nhớ quê hương, bạn bè, gia đình, ông nhận ra rằng lòng nhân đạo đề cập trong triết học cao thâm ấy thực ra là gì nếu không phải là tình người, là nỗi nhớ người thân, nhớ vợ, nhớ con, nhớ mảnh đất nơi ta được sinh ra, được lớn lên... Những triết lý ấy đều ít nhiều phảng phất trong hầu hết các tác phẩm của ông sau này.

Từ "Tình đất đỏ miền Đông", "Một rừng cây một đời người" đến "Đêm thành phố đầy sao", "Xin làm người hát rong", "Tín hiệu trái tim"… Với nhạc sĩ Trần Long Ẩn, mỗi ca khúc đều là gắn liền với một câu chuyện, đều là thông điệp đầy lạc quan tốt đẹp về con người. Ông tự nhận cả cuộc đời không làm gì ngoài "hát rong", tự nguyện "làm người hát rong để cho tình yêu lên tiếng", để cuộc sống luôn đầy ắp tình người.

Với ông, được sống, được hát, được sáng tác tặng cho bạn bè, người thân, cho quê hương, đất nước vẫn luôn là niềm vui lớn nhất

N.Hoa

Những ngày tháng Tư lịch sử, Facebook “nhuộm màu đỏ” mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống đất nước đất nước. Giữa những bộn bề mạng xã hội – nơi tưởng như quá ít điểm dừng – lực lượng Công an đã lặng lẽ biến từng dòng tin, từng bài viết thành những “cánh cửa” dẫn người xem trở về với cội nguồn. Những trang fanpage vốn gắn liền với công tác điều tra, phòng chống tội phạm…, bỗng trở thành nơi lưu giữ ký ức, nơi khơi dậy lòng tự hào dân tộc một cách rất đỗi dịu dàng, gần gũi.

Phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách trong những ngày đầu mới giải phóng, nhưng với truyền thống năng động, sáng tạo cả trong những thời điểm khó khăn và trong sự nghiệp đổi mới, TP Hồ Chí Minh đã vững vàng trở thành đô thị đầu tàu của cả nước từ nhiều năm qua. Trước vận hội mới của đất nước, thành phố mang tên Bác đã sẵn sàng tạo đà để tăng tốc… 

Ngày 29/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định chính thức đặc xá cho 8.055 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và một người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Như vậy, có ít nhất 8.056 gia đình đang trong niềm vui chuẩn bị đón chào người thân trở về.

Chiều 29/4, Đoàn đại biểu của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP Hồ Chí Minh), tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghĩa trang Liệt sĩ TP Hồ Chí Minh và dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.  

Chiều 29/4, sau khi kết thúc ngày làm việc, người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê cũng như đi du lịch nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, mật độ giao thông Thủ đô tại nhiều khu vực cũng vì thế mà "tăng nhiệt nhanh" như đường Giải Phóng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, hướng ra Pháp Vân – QL1A... Lực lượng CSGT Hà Nội ứng trực 100% quân số và triển khai từ sớm trên khắp các tuyến đường, cửa ngõ Thủ đô để đảm bảo TTATGT.

Chiến sĩ trẻ Nguyễn Quốc Khánh, học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II và đồng  đội đang háo hức chờ đón giây phút vinh dự được có mặt trong khối diễu binh, diễu hành Cảnh sát gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025.

Ngày 29/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng Tôn Quý Hòa (SN 1982, trú tại khối Văn Trung, phường Hưng Dũng, TP Vinh) – là Huấn luyện viên trưởng Bộ môn đá cầu - về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Ngày 29/4, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan trong vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương liên quan. Bị can Hoàng Thị Thúy Lan được xác định đã nhận nhận hối lộ 25 tỷ đồng và 1,3 triệu USD, tổng số tiền gần 50 tỷ đồng.

Hình ảnh CSGT diều người cựu chiến binh đến vị trí thuận lợi để xem cảnh tổng duyệt diễu binh, hay hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ đi xem diễu binh gây xúc động mạnh trong những ngày diễn ra các hoạt động chuẩn bị Đại lễ 30/4.

Người nữ cán bộ CSGT vừa bế cháu bé vừa hét khản cổ để tìm người thân cho bé khi bé lạc mẹ giữa đám đông hàng chục ngàn người chờ xem tổng duyệt... Còn rất nhiều hình ảnh mà khoảnh khắc ấy chỉ có những người trong cuộc, những người tham gia đoàn người chờ đón các đoàn diễu binh đi qua mới có thể ghi lại được. Những bức ảnh không rõ nét, hơi nhòe nhưng chứa đầy những cảm xúc, khiến người xem bật khóc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.