Nhạc sĩ Trọng Bằng: Tìm lại sự thanh thản
Sau gần 4 tháng trời ông bị "rơi" vào nghi án "đạo nhạc" (mà lẽ ra các cơ quan chức năng cũng như người phụ trách lý luận phê bình âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt
Nỗi buồn nhân thế
Khi tôi băn khoăn về việc ông không lên tiếng trong suốt cuộc tranh luận của đồng nghiệp dù chưa có bằng chứng xác đáng, người nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc tại Nhạc viện Tchaikovsky đã cười: "Việc kết luận tác phẩm "Chào mừng" có vi phạm bản quyền hay không thuộc về cơ quan chức năng. Một người làm âm nhạc trước hết phải là người có văn hóa, không thể nói những lời thiếu cơ sở được. Với tôi, mối quan tâm đầu tiên và mãi mãi là âm nhạc. Tôi đang bận hoàn thành bản giao hưởng cho đàn dây mà một nhạc sĩ ở Nhật vừa đặt hàng".
Ông tuyệt nhiên không nói nhiều về những điều dư luận đang quan tâm mà không khỏi làm ông phiền lòng. Ông chỉ đưa cho tôi những đĩa nhạc đang được nhắc tới để tự tôi nghe và có nhận xét của riêng mình. "Tôi chủ động rút khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh nhằm dẹp mọi căng thẳng không cần thiết, giữ không khí đoàn kết trong giới và quan trọng hơn cả là có được sự thanh thản cho chính mình".
Tác phẩm "Chào mừng" là giao hưởng đầu tiên có sự tham gia hiệu quả của cây đàn bầu Việt
20 năm qua, "Chào mừng" đã được biểu diễn ở nhiều nơi, trong những chương trình văn hóa mang tính quốc tế với Nhật Bản, Thụy Điển, Đan Mạch, Liên hợp quốc v.v… và được những nhạc sĩ nổi tiếng thế giới chỉ huy, như Giáo sư Colin Metter, Graham Sutcliffe (Anh), Tetsuji Honna, Y.Fukumura (Nhật Bản), Rasmuffsen (Đan Mạch), Nisol (Thụy Điển). Các nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Thiếu Hoa, Nguyễn Hòa Bình, Phạm Hồng Hải cũng đã chỉ huy tác phẩm này.
Vì thế, khi tác phẩm này đang bị một số người cho là "đạo nhạc" của 2 nhạc sĩ người Nga, đã khiến nhiều người băn khoăn: Nếu có sự sao chép ở "Chào mừng", lẽ nào, mấy mươi năm qua các nhạc sĩ tầm cỡ thế giới vẫn không phát hiện, mà phải đợi đến giờ, do một vài nhạc sĩ Việt Nam phát hiện trong một thời điểm "nhạy cảm"?
Xin được nói thêm về những nhạc sĩ từng chỉ huy "Chào mừng": Tetsuji Honna, người đã đoạt nhiều giải thưởng quốc tế và cũng đã chỉ huy rất nhiều dàn nhạc như Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Hungary, Dàn nhạc Giao hưởng Zagreb, Dàn nhạc Giao hưởng Đài Phát thanh Praha, Dàn nhạc Giao hưởng Amsterdam, Dàn nhạc Mozateun v.v… và đã trình diễn ở 8 nước châu Á.
Trên con đường âm nhạc của mình, Tetsuji Honna đã làm việc với nhiều nhạc sĩ hàng đầu thế giới như Martha Argeric, Elisabeth Leonskaja, Antonio Meneses. Còn Giáo sư Colin Metter - Trưởng khoa Chỉ huy tại Viện Âm nhạc Hoàng gia Anh, là một trong những giảng viên chỉ huy hàng đầu thế giới, thường xuyên chủ trì các hội thảo về chỉ huy tại Ba Lan, Venezuela, Australia, Phần Lan, Đức, Trung Quốc và Mỹ.
Tiếng nói các nhà chuyên môn
Sau khi Bộ Văn hóa - Thông tin vào cuộc, một người có trách nhiệm ở Cục Bản quyền cho biết: "Vi phạm bản quyền nghĩa là phải có sự sao chép nguyên xi. Nhưng bước đầu, nghe tổng phổ các bản giao hưởng này, chúng tôi chưa thấy có. Vả lại, nếu có vi phạm bản quyền thì từ mấy chục năm trước, ngay khi Ouverture "Chào mừng" được trình diễn, nhất là khi tác phẩm đã được nhiều nhạc sĩ trên thế giới biết tới, thì họ không thể không biết. Vấn đề ở đây là cách nhìn nhận về bản quyền mà thôi!".
Không đồng tình với ý kiến cho rằng, Ouverture "Chào mừng" có sự "đạo nhạc", nhiều nhạc sĩ tên tuổi trong và ngoài nước cũng đã bày tỏ quan điểm:
Nhạc sĩ Tetsuji Honna - Giám đốc Âm nhạc Dàn nhạc Nipponica:
"Đối với tôi thì giao hưởng "Chào mừng" không có vấn đề gì hết. Tôi muốn nhạc sĩ Trọng Bằng hãy tiếp tục sáng tác. Và tôi nghĩ, chúng ta hãy nhìn cuộc sống nhân ái hơn".
Graham Sutcliffe - Nhạc trưởng Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt
“Tôi đã chỉ huy tác phẩm "Chào mừng" của nhạc sĩ Trọng Bằng nhiều lần ở nhiều buổi hòa nhạc quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội… Các tác phẩm của GS Trọng Bằng là những tác phẩm thường xuyên nhất được các nhà chuyên môn âm nhạc giỏi của Việt
Trong nhiều năm, các nghệ sĩ đã không có sự ngần ngại nào khi đưa tác phẩm của GS Trọng Bằng vào những chương trình hòa nhạc quan trọng - những tác phẩm của ông thực sự đại diện cho Việt Nam trước đông đảo khán giả, cả trong và ngoài nước.
Trong suốt thời gian qua, không một nghệ sĩ ở Việt
Những giai điệu tiêu biểu, những nhịp điệu và hòa âm đặc trưng cho từng vùng miền trên thế giới đã được nhiều nhạc sĩ như Bartok, Kodaly, Liszt, Smetana và rất nhiều người khác sử dụng. Nhiều khi chỉ là những chất liệu, nhiều khi nó được đưa thẳng vào. Cho đến giờ, vẫn chưa có ai buộc tội những nhạc sĩ đó là "đạo nhạc". Thông thường đó là những sáng tạo của họ và được mọi người khâm phục…
Để mô tả lịch sử Việt
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt
"Sau khi nghiên cứu kỹ tổng phổ "Chào mừng" và các tổng phổ giao hưởng số 5 của Shostakovitch, giao hưởng số 7 của Prokofiev - 2 nhạc sĩ Nga nổi tiếng thế kỷ XX, với kiến thức chuyên môn về nhạc giao hưởng, tôi khẳng định tác phẩm "Chào mừng" là kết quả sáng tạo của nhạc sĩ Trọng Bằng".
Nhạc sĩ Tôn Thất Lập - Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt
"Không bao giờ có sự "đạo nhạc" ở đây, mà chỉ có sự vận dụng về thủ pháp trong sáng tác. Tác phẩm giao hưởng "Chào mừng" đã được nhiều nhà chỉ huy trên thế giới biểu diễn thành công ở nhiều quốc gia chứng minh cho giá trị của "Chào mừng" là một tác phẩm nghệ thuật giao hưởng hoàn toàn Việt Nam đã được thế giới công nhận".
Nhạc sĩ
"Tôi cho rằng, không thể nói như một số người cho rằng nhạc sĩ Trọng Bằng đạo nhạc được. Còn trong bút pháp giao hưởng, nhạc sĩ Trọng Bằng có ảnh hưởng của Shostakovitch là sự thường tình của quá trình hình thành một tác giả giao hưởng trên thế giới.
Tác phẩm của nhạc sĩ Trọng Bằng là một tác phẩm đầy tư chất Việt
Nhạc sĩ Tân Huyền - Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2001, Ủy viên Hội đồng chuyên ngành xét Giải thưởng âm nhạc 2005:
"Nhạc sĩ Trọng Bằng chịu ảnh hưởng của Shostakovitch và không thể gọi là "đạo nhạc". Trên thế giới việc tương tự cũng đã xảy ra. Vả chăng, những phần sau nhạc sĩ Trọng Bằng có đóng góp sáng tạo".
Nhạc sĩ Tô Ngọc Thanh:
"Về hiệu quả âm thanh, 3 bản nhạc ("Chào mừng" của nhạc sĩ Trọng Bằng, giao hưởng số 5 của Shostakovitch, giao hưởng số 7 của Prokofiev) khác nhau hoàn toàn. Ở ba bản này không thấy có tình trạng chép nguyên xi. Còn việc giống nhau về thủ pháp nghệ thuật thì không có gì đáng nêu cả, nhất là cả 3 nhạc sĩ đều được đào tạo ở trường phái âm nhạc Nga. Đặt chúng vào văn cảnh của chúng thì càng khó nói là sao chép của nhau".
Nhạc sĩ Ca Lê Thuần:
"Về giai điệu, âm điệu và nội dung hình tượng âm nhạc cũng như cấu trúc của tác phẩm là thuộc về tư duy sáng tạo của nhạc sĩ Trọng Bằng. Về thủ pháp phát triển cũng như quá trình chuyển động của âm nhạc có đôi chỗ phảng phất ảnh hưởng từ trường phái âm nhạc Nga đương đại"