Nhớ nhà thơ xứ Nghệ Hoàng Trung Thông

17:17 21/11/2010
Mùa thu này là mùa thu thứ 17, nhà thơ lớn Hoàng Trung Thông từ biệt chúng ta.

Tôi vẫn nhớ một ngày cuối năm 1992, một buổi chiều Hà Nội lao xao gió mùa Đông Bắc, tôi đến thăm nhà ông. Ông đang nằm suy tư trên sàn gỗ lau bóng, bỗng bật dậy mừng vui.

- Ngọn gió nào thổi cậu đến đây, ngồi xuống uống chén đi! Anh quờ tay lấy bình rượu thuốc rót ra hai ly nhỏ.

- Anh mệt mà uống sao được?

- Không lo, mình sẽ vượt qua thế kỷ XX mà!

Thấy anh lạc quan, tôi cầm ly rượu nhỏ, nhìn thần sắc anh đã hơi xuống cảm thấy lo lo. Ông cũng nhìn tôi, chưa bao giờ ông nhìn tôi lâu đến thế, hình như có điều gì báo trước, đây là cuộc gặp gỡ lần cuối. Tôi có ngờ đâu! Ông cụng ly và hỏi tôi:

- Cậu có nhận được tập thơ Mời trăng của mình không?

Thuyền ta nhẹ lướt trên sông
Buồm căng gió lộng xuôi dòng ra khơi

(Hoàng Trung Thông)

Tôi đáp lại:

- Hôm trước có gặp Hoàng Phượng Vĩ có nghe Vĩ nói ông anh gửi Nguyễn Quang Sáng, nhưng hỏi ông Sáng, anh đâu có gửi - hôm ấy tôi và ông Sáng trao đổi với nhau "Ông anh mình "bộ nhớ" bắt đầu trục trặc rồi đấy!".

Còn nhớ những năm trước tôi và Đoàn Giỏi thỉnh thoảng lại đến nhà anh. Chị Hoa - vợ anh, người đàn bà đảm đang xứ Nghệ chiều chồng, mến bạn, thường hỏi chúng tôi muốn ăn gì? Đoàn Giỏi bao giờ cũng thích món tiết canh. Bà chị đánh tiết canh vịt rất tài. Thế là ba anh em chúng tôi, có khi mời thêm họa sĩ Mai Văn Hiến, Nguyễn Sáng hoặc một vài bạn thơ khác đến liên hoan nhẹ.

Căn gác nhỏ không quá 30m2, bên trong có thêm gác xép để tăng diện tích, chứa sách và có thêm chỗ để ngủ. Những ngày chiến tranh phá hoại, những năm cuối thập niên 70, tôi hay đến với anh, đêm đêm ngồi ở căn gác nhỏ này nhìn ra bầu trời lửa đạn phía Đông Anh. Nhiều đêm lạnh đạp xe đạp qua phố Ngô Quyền, ánh đèn điện ở số nhà 70 đỏ quạch trên căn gác hắt ra ban công, chỗ có treo mấy giò phong lan. Tín hiệu như vẫy gọi, như lời mời mọc của nhà thơ, tôi lại lò dò lên gác ngủ với anh.

Và những ngày tôi lên đường vào Nam chiến đấu, anh Hoàng Trung Thông, chị Ngọc Trai, Đoàn Giỏi, Hải Như, vài anh chị em Báo Thống Nhất, Báo Văn nghệ đến tiễn tôi ở đoạn đường cuối khi xe chuyển bánh. Anh Thông ghì ôm chặt lấy tôi, lặng im không nói gì và anh đã nhét vào túi tôi bài thơ trong "Ngục trung nhật ký" của Bác Hồ - bài tứ tuyệt "Tẩu lộ" viết bằng chữ Hán trên giấy lụa với nét chữ như thư pháp:

Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.

Rồi sau này những khi ra Bắc vào Nam tôi và anh vẫn thường đến thăm nhau. Nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre, nhà thơ Hoàng Trung Thông bấy giờ có vào dự. Ông là Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, đến nhà tôi ở suốt thời gian ấy và bị ốm có đến mười ngày. Nhiều thi nhân Sài Gòn đến gặp anh xin thơ, xin chữ Hán, xin câu đối và xin trò chuyện với nhà thơ. Các cụ từ Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang lên bình thơ Đường, Tống. Ông như nhà thư họa nét chữ tài hoa như tranh thủy mặc.

Nhiều nhà thơ nữ trẻ tự nguyện mài mực, mua bút lông để xin chữ. Ở căn lầu nhỏ chung cư của tôi nhiều khách đến, trong đó có những nữ sĩ như cụ bà Mộng Tuyết là sương phụ của nhà thơ Đông Hồ, bà Mai Huỳnh Hoa là cháu ngoại cụ Đồ Chiểu - bà chị nuôi của tôi, vợ của Phan Văn Hùm, thường bảo: Hà Nội có nhiều văn nhân lỗi lạc quá - Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Tố Hữu, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi… Riêng chị thích thơ chú Hoàng Trung Thông nhất. Hoàng Trung Thông có cái uyên bác của Đường thi, có cái dân dã mộc mạc của ca dao. Rồi chị lấy cho xem các tập thơ của Hoàng Trung Thông gửi: Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Như đi trong mơ, Hương mùa thơ… ký tặng chị. Thi ca của Hoàng Trung Thông có cái hiện đại của hơi thở đương thời, có cái trầm lắng say sưa của cổ điển. Những câu thơ bình dị của anh mãi mãi vào lòng bạn đọc hôm nay.

Làng tôi nghèo
Mái lá nhà tre
Các anh về xôn xao xóm làng bé nhỏ

Hoặc những câu: Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Rồi chị nói cho vui với tôi: Ông Hàn Thông - ý muốn nói Hoàng Trung Thông giỏi như ông hàm lâm, ông nghè - thông minh, giỏi Hán học, Tây học, nếu ngày xưa đi sứ có thể trở thành lưỡng quốc trạng nguyên được. Tôi cũng thưa cùng với bà chị: Hoàng Trung Thông được phong Giáo sư Viện trưởng Viện Văn học - sau cụ Đặng Thai Mai - đợt đầu tiên nhưng anh là người duy nhất từ chối! Mình làm thơ, bạn đọc gọi là nhà thơ đủ rồi. Sức học và hiểu biết rộng của ông, có lần có người hỏi Giáo sư Đặng Thai Mai, theo cụ ai là người kế cận được. Không cần chừ cụ Mai bảo: Hoàng thi sĩ.

Ngoài mười lăm tác phẩm thơ, văn, Hoàng Trung Thông còn dịch Nàng công chúa Thiên Nga, Vương Quý và Lý Hương Hương, Người đánh cá và con cá vàng. Dịch và giới thiệu các nhà thơ lớn trên thế giới: Đỗ Phủ, Lục Du, Puskin, Hainơ, Pêtôphi, Maiacopski, Mikivêvich, Quách Mạc Nhược và chủ biên một số công trình khoa học như Thơ Lý - Trần, Văn học Việt Nam, ông đã cống hiến nhiều tác phẩm xuất sắc trên các chặng đường chống xâm lược. Riêng ông là cả một Viện Hàn lâm. Ông còn có tác phẩm đả kích, trào phúng ký tên Đặc công, Bút châm.

Sức học, hiểu biết và thông thạo ngoại ngữ Anh, Hoa, Pháp của ông làm kinh ngạc bạn bè nhiều nước.

Nhưng giờ đây dưới chín suối, nếu như có linh hồn chắc chắn chị Mai Huỳnh Hoa đã nhận được tín hiệu, dò được tần số nhà thơ Hoàng Trung Thông, ông nghè Thông, cụ Hàn lâm Thông đã về với các thi bá và vẫn ngâm thơ hầu chị:

Nhớ chị như nhớ mẹ
Nói làm sao chị ơi!

Và mùa thu này anh đi xa đã 17 mùa thay lá vàng thương nhớ anh tôi lại ra Tao Đàn - Hội hoa Canh Dần, vỉa hè uống bia để nhớ lại những ngày cũ:

Con lớn lên viết tiếp thay cha
Người đứng lên viết tiếp người ngã xuống.
Ngày hôm nay viết tiếp ngày hôm qua

Nhân dịp này, thanh minh cho hai ông anh Đoàn Giỏi và Hoàng Trung Thông cùng tuổi Ất Sửu, chẵn 85 tuổi là chưa bao giờ thấy hai anh nổi tiếng văn chương lại say nổi tiếng uống rượu như Lý Bạch say ôm cả trăng dưới hồ. Mà chàng thi sĩ Hoàng lại rất tỉnh Mời trăng (tác phẩm của Hoàng Trung Thông) cùng uống rượu

Bến Nghé, thu 2010

Những ngày tháng Tư lịch sử, Facebook “nhuộm màu đỏ” mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống đất nước đất nước. Giữa những bộn bề mạng xã hội – nơi tưởng như quá ít điểm dừng – lực lượng Công an đã lặng lẽ biến từng dòng tin, từng bài viết thành những “cánh cửa” dẫn người xem trở về với cội nguồn. Những trang fanpage vốn gắn liền với công tác điều tra, phòng chống tội phạm…, bỗng trở thành nơi lưu giữ ký ức, nơi khơi dậy lòng tự hào dân tộc một cách rất đỗi dịu dàng, gần gũi.

Phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách trong những ngày đầu mới giải phóng, nhưng với truyền thống năng động, sáng tạo cả trong những thời điểm khó khăn và trong sự nghiệp đổi mới, TP Hồ Chí Minh đã vững vàng trở thành đô thị đầu tàu của cả nước từ nhiều năm qua. Trước vận hội mới của đất nước, thành phố mang tên Bác đã sẵn sàng tạo đà để tăng tốc… 

Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai đã đặt Liên minh châu Âu (EU) vào một thế lưỡng nan phức tạp: hoặc thích nghi với một nước Mỹ mang đậm chủ nghĩa đơn phương và lợi ích quốc gia thuần túy, hoặc phải tự xây dựng khả năng tự chủ chiến lược mạnh mẽ hơn để bảo vệ các lợi ích sống còn của mình.

Ngày 29/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định chính thức đặc xá cho 8.055 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và một người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Như vậy, có ít nhất 8.056 gia đình đang trong niềm vui chuẩn bị đón chào người thân trở về.

Chiều 29/4, Đoàn đại biểu của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP Hồ Chí Minh), tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghĩa trang Liệt sĩ TP Hồ Chí Minh và dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.  

Chiều 29/4, sau khi kết thúc ngày làm việc, người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê cũng như đi du lịch nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, mật độ giao thông Thủ đô tại nhiều khu vực cũng vì thế mà "tăng nhiệt nhanh" như đường Giải Phóng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, hướng ra Pháp Vân – QL1A... Lực lượng CSGT Hà Nội ứng trực 100% quân số và triển khai từ sớm trên khắp các tuyến đường, cửa ngõ Thủ đô để đảm bảo TTATGT.

Chiến sĩ trẻ Nguyễn Quốc Khánh, học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II và đồng  đội đang háo hức chờ đón giây phút vinh dự được có mặt trong khối diễu binh, diễu hành Cảnh sát gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025.

Ngày 29/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng Tôn Quý Hòa (SN 1982, trú tại khối Văn Trung, phường Hưng Dũng, TP Vinh) – là Huấn luyện viên trưởng Bộ môn đá cầu - về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.