Nữ đạo diễn "của hiếm" của điện ảnh Việt Nam

08:28 09/03/2016
Đặng Thái Huyền là một “của hiếm” như thế của điện ảnh Việt Nam, khi còn rất trẻ, tên tuổi chị đã được xướng lên trên bục vinh quang trong nhiều Liên hoan phim (LHP), ở cả điện ảnh lẫn truyền hình...


Nữ đạo diễn điện ảnh đã hiếm, mà nữ đạo diễn giỏi lại càng hiếm, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Đặng Thái Huyền là một “của hiếm” như thế của điện ảnh Việt Nam, khi còn rất trẻ, tên tuổi chị đã được xướng lên trên bục vinh quang trong nhiều Liên hoan phim (LHP), ở cả điện ảnh lẫn truyền hình. Đặc biệt, chị là đạo diễn nữ, nhưng lại rất thành công ở mảng đề tài chiến tranh – đề tài vốn được coi là xương, đã khó làm lại kén người xem, nên các đạo diễn thường không mấy mặn mà.

Dù chọn nghề đạo diễn chỉ là một sự tình cờ, nhưng khả năng thiên phú đã đưa Đặng Thái Huyền giành được vị trí thủ khoa ở Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh. Khi tốt nghiệp, Đặng Thái Huyền may mắn được NSND, đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi cho cùng đi làm phim “Tiếng cồng định mệnh” của hãng phim Điện ảnh Quân đội. Chuyến làm phim đó đã trở thành nhịp cầu đưa chị về với Hãng phim Điện ảnh Quân đội.

Năm 2006, Đặng Thái Huyền làm bộ phim truyện video đầu tay “Đêm vùng biên” khá ấn tượng. Những tháng ngày lăn lộn ở vùng biên ải Si Ma Cai (Lào Cai) của chị và các diễn viên đã được ghi nhận không chỉ bằng những lời ngợi khen của khán giả, mà còn được trao giải tại LHP lần thứ 14. 

Thành công từ bộ phim đầu tay đã tạo động lực để Đặng Thái Huyền mạnh dạn làm hàng loạt bộ phim: “Vũ khúc ánh trăng”, “Mười ba bến nước”, “Bánh đúc có xương”, “Đất lành”, “Người trở về”…

Cảnh trong phim “Người trở về”.

Vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách với đạo diễn nữ khi làm phim về chiến tranh, Đặng Thái Huyền đã chắt lọc để luôn mang đến cho công chúng những cảm xúc sâu lắng trong mỗi tác phẩm của mình. Chị đã làm phim chiến tranh theo góc nhìn của người trẻ thuộc thế hệ 8X, một góc nhìn có độ lùi thời gian, có sự bao dung và chính điều đó đã mang đến sự tươi mới, nhân văn và tinh tế. 

Mặc dù khai thác đề tài chiến tranh nhưng chị không tái hiện sự khốc liệt của cuộc chiến, mà xoáy vào bi kịch thân phận người phụ nữ bước ra từ cuộc chiến. Khai thác sâu tâm lý, số phận con người trong và sau chiến tranh chính là thế mạnh của nữ đạo diễn này. Vì thế, phim của Huyền luôn chạm đến trái tim người xem. 

Các phim “Mười ba bến nước” hay “Người trở về” đã để lại nỗi ám ảnh, day dứt cho người xem. Bộ phim “Người trở về” mà chị hoàn thành mới đây - một bộ phim về chiến tranh đã được đưa ra chiếu rạp, đã khiến chính chị cũng ngỡ ngàng, nhất là khi, còn tạo được dấu ấn “từ ba ngày dự tính, lên thành bảy, mười, rồi hai mươi ngày... vỡ rạp, khán giả vẫn ùn ùn tới hỏi lịch chiếu. Tất cả tới như một cơn mơ…” – Đặng Thái Huyền tâm sự.

Nữ đạo diễn Đặng Thái Huyền.

Không thành công nào đến từ sự dễ dãi. Thành công ở phim về chiến tranh càng là minh chứng cho điều này. Đặng Thái Huyền chia sẻ: Đạo diễn nữ có nhiều khó khăn hơn nam giới, khi phải chịu nhiều hy sinh thiệt thòi, trong đó, lớn nhất là xa gia đình, công việc đầy áp lực, môi trường làm việc xung quanh toàn nam giới. Lăn lộn với từng cảnh quay trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình, nhan sắc khó mà bảo toàn chính là mất mát lớn nhất đối với phụ nữ.

Làm phim “Người trở về”, Đặng Thái Huyền thật sự đã trải qua những thời khắc không còn là chính mình nữa. Và chị gọi đó là “ngưỡng của sự thử thách”. Bởi chị phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của diễn viên trước những cảnh bom đạn, lại còn phải là người đưa ra quyết định cuối cùng về số lượng quả nổ, lượng thuốc nổ, sơ đồ nổ và thậm chí, là người duy nhất hô khẩu lệnh nổ. 

Những cảnh quay đêm trong rừng đầy nguy hiểm, hay cảnh quay dưới sông giữa mùa đông miền Bắc rét cắt da tới 5-6 độ C, có diễn viên đã ngất trên tay bạn diễn vì dầm mình quá lâu trong nước lạnh… đặt cho chị những bài toán không dễ có lời giải. 

Chị bảo, những khi ấy, chị đã phải quên mình là ai, cũng không còn nghĩ mình là phụ nữ, mà chỉ biết tập trung suy nghĩ để hiểu điều gì đang xảy ra và để giải quyết công việc, hay những sự cố bất ngờ phát sinh, không ảnh hưởng đến bộ phim.

Mười năm Điện ảnh Quân đội mới có một dự án lớn như “Người trở về”. Vì thế, làm phim “Người trở về” là bước ngoặt lớn nhất và ý nghĩa nhất trong cuộc đời chị. Đây cũng là bộ phim được khán giả và truyền thông đánh giá cao. Và chị bảo, sự khen ngợi của truyền thông mang đến cho đạo diễn niềm hạnh phúc lớn lao, nhưng cũng chính là áp lực để người đạo diễn phải không ngừng phấn đấu trước sự kỳ vọng của công chúng.

Thành công chỉ càng làm cho niềm đam mê nơi nữ đạo diễn trẻ này thêm tràn đầy, mong muốn được thử thách trong những bộ phim khác. Đặng Thái Huyền cho biết, chị vẫn luôn đau đáu với dòng phim chiến tranh, hậu chiến vì dòng phim này sẽ cho chị cơ hội đi đến tận cùng của cảm xúc. Bởi ở những thời khắc khó khăn nhất, giữa ranh giới sinh-tử, con người mới bộc lộ rõ nhất phẩm cách cá nhân và là đạo diễn, được đắm mình trong tâm lý các nhân vật, chị thấy như mình được sống thêm những cuộc đời khác, cùng những số phận khác. 

Đặng Thái Huyền đang hy vọng năm 2016 chị sẽ được tiếp tục thỏa mãn niềm đam mê điện ảnh, bằng một dự án phim giải trí chiếu rạp và một bộ phim hậu chiến với kịch bản khá ám ảnh và rất có thể sẽ lại vắt kiệt sức của chị như những bộ phim chị đã từng làm.

Tại LHPVN lần thứ 14, phim “Đêm vùng biên” do Đặng Thái Huyền đạo diễn được trao giải Quay phim xuất sắc nhất và Nam diễn viên xuất sắc nhất.

Tại LHPVN lần thứ 16, phim “Mười ba bến nước” của Đặng Thái Huyền giành 6 Bông sen Vàng: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Nam và nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Ở LHPVN lần thứ 17, bộ phim “Vũ khúc ánh trăng” được Bằng khen.

Tại LHPVN lần thứ 19, phim truyện “Người trở về” được trao giải của Hội đồng giám khảo.

Dạ Miên

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Chiều 11/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) phối hợp đơn vị chức năng đã xác định được danh tính nghi can vờ hỏi mua xe tô tô, sau đó phóng xe bỏ chạy từ huyện Thanh Trì về hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban Giao thông), 1,3 triệu m3 cát tạp chất được nạo vét dọc khu vực sông Cổ Cò từ TP Hội An, thị xã Điện Bàn ra TP Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức đấu giá nhưng không có đơn vị nào tham gia do giá khởi điểm cao, khối lượng cát đấu giá lớn.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文