Số hóa thư tịch cổ góp phần bảo tồn văn hóa Chăm

10:58 07/02/2014

Từ đầu năm nay, cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đón nhận một sự kiện văn hóa đậm nét trong đời sống tinh thần, đó là chuyện số hóa thư tịch cổ. Sự kiện này không chỉ mở ra không gian tri thức của đồng bào Chăm tưởng chừng đã lãng quên theo dòng chảy thời gian, mà còn hình thành một giải pháp khả thi về bảo tồn văn hóa Chăm.

Có thể nói ngoài hệ thống bia ký ở đền tháp, bên trong những làng đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận từ lâu nay vẫn còn lưu giữ nguồn tư liệu vô cùng quý giá, đó là thư tịch cổ. Thế nhưng, chiều dài thời gian cùng những chuyển đổi trong đời sống sinh hoạt và biến động của thời tiết đã khiến cho thư tịch cổ có nguy cơ mất dần. Thư tịch cổ trong cộng đồng người Chăm viết trên lá buông, giấy dó và vải, trong đó có nhiều tư liệu về lịch sử, truyền thuyết, truyện cổ, ca dao, tục ngữ, tập tục, nghi lễ…

Trong một lần tiếp xúc với chúng tôi trước đây, ông Thập Liên Trưởng - một chuyên gia ngôn ngữ ở Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận cho biết, phương pháp viết thư tịch cổ là một nghệ thuật độc đáo của người xưa. Chưa có cứ liệu nào đề cập đến kỹ thuật ép, ướp lá buông, nhưng theo nhiều bậc trưởng lão, sau khi thu hái lá trên rừng về phơi nắng, cắt thành những tấm “giấy”, người Chăm xưa viết chữ trên lá buông bằng que nhọn. Để chữ viết hiện hữu rõ nét, họ sử dụng bột màu chế biến từ nhựa cây rừng bôi lên những hàng chữ trước khi đưa vào lưu giữ.

Lễ giao nhận thư tịch cổ Chăm ở Ninh Thuận sau khi tu bổ, phục chế, bồi nền và số hóa. Ảnh: TNO.

Với giấy dó, Tiến sĩ Trương Văn Món, giảng viên Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh - người con của làng gốm Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, nghề làm giấy dó của người Chăm gần như không còn nữa, nhưng theo kết quả nghiên cứu năm 2004 của nhóm chuyên gia bảo quản giấy cổ đến từ Đại học Tokyo - Nhật Bản, trong những thư tịch cổ tìm thấy ở Ninh Thuận, chất liệu giấy dó của người Chăm trùng với giấy của người Raglai sản xuất từ vỏ cây dó.

Theo một số tài liệu, với kỹ thuật sản xuất thủ công, giấy dó không có tác động của hóa chất. Sau khi băm nhỏ vỏ cây, nấu nhừ trước khi cho vào cối giã thành bột nhuyễn, rồi sử dụng chất nhầy lấy từ cây mò để tạo hỗn hợp kết dính. Bột giấy, chất nhầy được pha lẫn với nước để cán trên khuôn giấy làm bằng mành trúc, rồi phơi khô.

Theo ông Lâm Gia Tịnh ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước - người có hàng chục năm khảo sát, nghiên cứu thư tịch cổ, thư tịch ghi lại từ những chuyện dân gian, kinh nghiệm thời tiết, điền địa, chăn nuôi cho đến phong tục, lễ giáo…

Hơn 20 năm về trước, ông Tịnh tìm thấy cuốn thư tịch cổ tại một gia đình người Chăm ở làng Vụ Bổn, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, trong đó có mô tả chuyện xây dựng tháp Pô Klông Garai trên đồi Trầu ở TP Phan Rang - Tháp Chàm từ cuối thế kỷ 13. Một thời gian sau, ông Tịnh trở lại Vụ Bổn, nhưng cuốn thư tịch cổ đó đã thất lạc!

Từ xưa, thư tịch được người Chăm ở Ninh Thuận ví như vật thiêng, được truyền giữ nhiều đời cho tới khi bị mục nát mới thả xuống sông để thư tịch đó về với tổ tiên, trời đất. Ông Đàng Năng Thọ - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận cho biết, văn tự Chăm có nguồn gốc từ chữ Sanskrit cổ xưa và phát triển đến văn tự hiện đại đang sử dụng phổ biến.

Sau hàng chục năm sưu tầm, trung tâm không chỉ tìm thấy 62 cuốn thư tịch cổ Chăm với 3.566 trang trên lá buông, giấy dó, vải… mà còn thu thập bằng 281 cuộn phim sao chụp thư tịch cổ có nhiều nội dung về văn hóa Chăm... Đáng tiếc là nhiều trang thư tịch quý đã và đang bị phân hủy do thời tiết, côn trùng gặm nhấm, nên không thể tra cứu thông tin. Giữa năm ngoái, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II hỗ trợ tu bổ, phục chế, bồi nền và số hóa toàn bộ thư tịch cổ nêu trên.

Để phục hồi thư tịch cổ, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Bình, Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ văn thư lưu trữ - Chủ nhiệm đề án “Sưu tầm tài liệu quý hiếm của Việt Nam và về Việt Nam” cùng các cộng sự đã cẩn trọng từ khâu khử trùng loại bỏ bào tử nấm mốc, côn trùng; bóc tách, ủi phẳng tài liệu bằng thiết bị chuyên dụng, rồi sử dụng hồ đặc chủng bồi nền một mặt trên giấy dó Việt Nam và hai mặt trên giấy dó Nhật Bản trước khi ép phẳng, xén mép từng trang và sắp xếp lại từng cuốn, đánh số từng trang và thực hiện số hóa theo tiêu chuẩn lưu trữ. Sau khi số hóa, thư tịch cổ được nhập vào phần mềm để tra cứu trên máy tính. Và từ giải pháp số hóa thư tịch cổ đã góp phần bảo tồn văn hóa Chăm bền vững

Hữu Toàn

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文