Tấm lòng nhân hậu của một nhà giáo, nhà thơ mang họ Bác Hồ

09:46 19/09/2014
Nhà thơ người dân tộc thiểu số Hồ Chư, ở xã Mò Ó, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, để lại trong lòng bạn yêu thơ với những vần thơ sâu nặng tình yêu núi non, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Và, với nhiều thế hệ người Vân Kiều, Pa Cô trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, thuộc hai huyện Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị), ông Hồ Chư còn là một thầy giáo không quản khó nhọc gieo con chữ trên rẻo cao để mở ra con đường sáng cho họ…

Căn nhà sàn “đậm chất” núi rừng của thầy giáo Hồ Chư ở xã Mò Ó hiếm khi vắng khách đến thăm. Họ là bạn thơ tri kỷ, học trò cũ, những người dân muốn nghe ông kể chuyện thời sự, cách làm ăn… Còn với Hồ Chư, dù có nhiều năm di chuyển đó đây theo địa vị công tác, nhưng ông vẫn giữ phong thái của một chàng trai núi rừng với làn da màu đồng hun và chất giọng trầm, sâu. Ông mở đầu câu chuyện: “Mình sinh ra ở chốn núi rừng hiểm trở này, chiến tranh ly lạc chịu nhiều thiệt thòi nên sau ngày hòa bình, được trở về quê, mình cứ tâm niệm một điều rằng, làm được gì có ích cho bà con thì cứ cố gắng làm… Mình là người dân tộc Bru-Vân Kiều, được cha mẹ đặt tên là Chưh Maralu. Trong chiến tranh, kính yêu, ghi nhớ công ơn Bác Hồ, người Vân Kiều lấy họ Hồ làm họ của mình. Vì thế, mình mới có tên khai sinh là Hồ Chư…”.

Nhà thơ Hồ Chư.

Năm 1959, Mò Ó nằm trong ấp chiến lược của kẻ thù. Lúc bấy giờ, cậu bé Hồ Chư tròn 9 tuổi, đã rủ thêm hai người bạn trốn vào rừng sâu, tìm gặp bộ đội và được bộ đội giao nhiệm vụ liên lạc. Tuy nhiên, vì tuổi nhỏ nên năm 1960, Hồ Chư được đưa ra học ở xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh. Tốt nghiệp cấp 3, Hồ Chư tiếp tục học khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Việt Bắc, cho tới năm 1974 thì tốt nghiệp, tình nguyện trở về Vĩnh Linh để cùng góp sức xây dựng quê hương sau những năm tháng chiến tranh đổ nát.

Ông tâm sự: “Lúc đó mình về Ty Giáo dục Vĩnh Linh. Nửa năm sau thì lên Vĩnh Hà làm thầy giáo dạy văn, để trả ơn nơi mình đã được học chữ. Nhưng không được bao lâu, chừng một năm sau, mình lại được cấp trên điều về làm Phó hiệu trưởng Trường Thanh niên dân tộc nội trú huyện Hướng Hóa. Rồi tiếp đến Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ huyện, Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện Hướng Hóa. Đến năm 1988, mình làm Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị cho đến năm 1993, về làm Trưởng phòng Chính sách dân tộc của Ban Dân tộc miền núi tỉnh… Cuộc đời mình cũng có nhiều thay đổi bất ngờ, vào năm 1977, mình được điều động về làm Trưởng Đài PTTH huyện Đakrông mãi cho đến năm 2009 thì nghỉ hưu...”.

Hồ Chư bảo, ở mỗi địa vị công tác đều có những kỉ niệm để đời, nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là những năm tháng công tác trong ngành Giáo dục. Nghề giáo, buồn nhất là khi học sinh hư. Phần khác, mỗi lần đến trường thấy vắng học trò, nỗi buồn ấy khó tả lắm. “Hồi ấy, có lần mình cùng anh Trần Phương Thạc công tác tại Công đoàn Giáo dục tỉnh Thừa Thiên, đi dọc các xã biên giới vùng huyện Hướng Hóa để tìm hiểu việc dạy và học ở đây, đến trường nào cũng thấy vắng giáo viên và học sinh, nên buồn vô kể. Nhiều giáo viên bỏ nghề về quê vì không thể vận động được học sinh tới trường. Phụ huynh không biết chữ, với họ thời ấy việc học gần như không cần thiết. Hai anh em mời chính quyền họp để vận động thì chính quyền xã nào cũng làm ngơ. Mình đã nghĩ ra cách đánh kẻng gọi cán bộ và người dân nhưng đến rát cả tay vẫn không thấy một bóng người. Gian nan lắm…”, ông trầm ngâm kể lại.

“Nhớ lần khác, mình đến điểm trường xã Thuận (Hướng Hóa). Hồi ấy, trường chỉ có hai người, một thầy và một cô giáo cắm bản. Khổ nỗi, trường thì lại ở ngay chỗ có cái tên Rừng Ma. Với người đồng bào thiểu số, Rừng Ma là chốn linh thiêng kì bí. Họ có niềm tin cố hữu nếu phạm vào chốn ấy thì sẽ bị Giàng bắt. Vì thế, khi cả cô giáo và thầy giáo bị sốt rét nặng, bà con đã không dám bén mảng. Tình thế nguy cấp, mình phải gọi anh Bí thư xã lên ra lệnh: “Nếu anh không đưa hai giáo viên đến bệnh viện thì anh sẽ bị kỷ luật”. Cái cụm từ “bị kỉ luật” không ngờ lại có hiệu lực. Sau một hồi kẻng của anh Bí thư, có 3 cặp thanh niên đưa cáng đến khiêng hai thầy cô giáo đi. Con đường từ xã Thuận phải lội bộ ngược dòng Sê Pôn, đi gần 50 cây số đến xã Tân Long, rồi từ Tân Long ra quốc lộ 9 về Bệnh viện Hướng Hóa. Nhờ đó, hai thầy cô giáo được cứu sống”. Hồ Chư tâm tư, ngày đó để cho con em biết được con chữ, gian nan lắm. Những năm sau này, khi giao thông miền núi phát triển, sự quan tâm đầu tư cho giáo dục được chú trọng nhiều hơn, cụm từ phổ cập giáo dục đã gõ cửa khắp các bản làng thì việc đi tìm trò dạy chữ có phần đỡ nhọc nhằn hơn! Tuy nhiên, đó là cả một hành trình dài không ngưng nghỉ của chính quyền, những người làm công tác giáo dục, nhất là những thầy cô giáo ngày đêm miệt mài cắm bản.

Cùng với những năm tháng làm nhà giáo, nhà báo, Hồ Chư còn là nhà thơ. Các tác phẩm thơ của ông có mặt trong các tập sách thể hiện đời sống văn hóa của con người Quảng Trị, như: “Cơn bão đá”, “Chút hương rừng”, “Non Mai sông Hãn”… Là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, hội viên Hội VHNT Quảng Trị, Hồ Chư đồng thời là Ủy viên BCH Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam, Phân hội trưởng Phân hội VHNT các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị. Để đến với mỗi vị trí hoạt động nghệ thuật này, con đường mà ông chọn chính là những dòng thơ về cội nguồn của mình trong đời sống dân tộc. Cội nguồn của bản thân mình được Hồ Chư hiểu một cách sâu xa và viết thành thơ một cách giản dị. Đó là nơi ông cất tiếng khóc chào đời có núi, có sông, có suối thủy chung với bản làng, nương rẫy. Trong tâm thức của Hồ Chư, những thực thể tự nhiên giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ đã trao cho một người con Vân Kiều như ông cuộc sống và tình yêu từng tấc đất, vạt rừng, con suối; tình yêu quê hương nguồn cội…

Chiều muộn, chia tay với chúng tôi, thầy giáo, nhà thơ Hồ Chư trầm ngâm nhìn về phía núi, trải lòng với khách: “Mình làm thơ không phải để trở thành nhà thơ. Qua những vần thơ mình muốn nhắn nhủ tới các thế hệ trẻ trên dãy Trường Sơn này sống xứng đáng với công ơn của Bác Hồ đã cho quê hương những ngày no ấm, hạnh phúc!”

Th.Bình - V.Yên

Theo quy chế tuyển sinh THCS và THPT được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa mới ban hành, từ năm học 2025-2026, việc tuyển sinh vào lớp 6 chỉ còn duy nhất một phương thức là xét tuyển áp dụng cho cả trường công lập và tư thục, không còn ngoại lệ cho các trường THCS chất lượng cao. Thông tin này nhanh chóng nhận được những ý kiến khác nhau từ dư luận.

Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.

Greenland có thể trở thành một quốc gia độc lập nếu người dân muốn, nhưng không thể trở thành một tiểu bang của Mỹ, Ngoại trưởng Đan Mạch nhấn mạnh sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo gần Bắc Cực này.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文