Tấp nập xin chữ ở phố ông đồ Hà Nội

11:53 21/02/2015
Hòa cùng không khí xuân rộn ràng trên khắp nẻo đường Thủ đô, những ngày đầu năm này cũng là thời điểm người dân Hà Nội nô nức đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin chữ, cầu cho một năm mới may mắn và bình an.

Nhằm duy trì nét đẹp văn hóa ngày xuân, năm nay, phố ông Đồ được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với Công an thành phố, UBND Quận Đống Đa  nâng tầm trở thành “Hội chữ Xuân Ất Mùi”. Địa điểm tổ chức vẫn tại khu vực hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Tục xin chữ và cho chữ là một nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh mỗi dịp Tết đến xuân về.

Mặc dù được khai hội từ ngày 8/2 (tức ngày 20/12 âm lịch năm Giáp Ngọ) nhưng phải đến những ngày này, nơi đây mới thực sự có không khí xuân.

Theo ghi nhận, so với năm trước, Hội chữ Xuân Ất Mùi năm nay có nhiều điểm mới, mở rộng cả về quy mô và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu chơi chữ của nhân dân. Ban tổ chức cho biết, sau khi trải qua hai kì thi sát hạch do đơn vị có uy tín là CLB UNESCO Thư pháp Việt Nam thực hiện, hiện có 120 cá nhân tham gia viết thư pháp, cho chữ tại Hội chữ Xuân Ất Mùi 2015.

Những ngày đầu năm mới Ất Mùi, hàng ngàn người dân Thủ đô đã đổ về khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Sau khi dâng hương và tham quan tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, người dân Thủ đô lại nô nức sang phía hồ Văn để xin chữ hay câu đối, gửi gắm những ước mơ, hy vọng đầu Xuân. Năm nay, hoạt động của phố ông đồ được tổ chức quy củ với gần 100 lều được sắp xếp ngay ngắn. Các gian cho chữ được trang trí đậm nét văn hóa truyền thống bằng những gam màu đặc trưng của Tết với giấy đỏ, bút lông, mực Tàu.... Thời điểm này, khu vực hồ Văn luôn tấp nập người ra vào xin chữ và thưởng chữ.

Xin chữ dịp đầu năm trở thành một thói quen ăn sâu vào tâm thức người Hà Nội.

Năm nay, mức giá giấy viết thư pháp được BTC niêm yết công khai, tránh tình trạng giá cả lộn xộn như mọi năm. Theo nội quy của Hội chữ Xuân Ất Mùi, giá một biểu trục nhỏ là 200.000 đồng, mảnh nhỏ 200.000 đồng/cái, giấy in hoa văn hình rồng 130.000 đồng/tờ, giấy bìa các loại từ 100.000 đồng trở xuống/tờ.

Nhằm bảo đảm công tác an ninh, nhiều điểm trông xe được bố trí trong khu vực vườn Giám, vỉa hè đường Văn Miếu và một số điểm khác xung quanh di tích. Trong những ngày cao điểm này, khu vực để xe trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn chật cứng với mức giá 10.000 đồng/xe máy, 50.000 đồng/ô tô. Ngoài ra, phương án phân luồng giao thông cũng đã được tính đến, hạn chế xảy ra tình trạng ùn tắc gây cản trở giao thông trong khu vực.

Theo kế hoạch, Hội chữ Xuân Ất Mùi 2015 sẽ tiếp tục diễn ra từ nay đến ngày 5/3 (tức ngày 15/1 âm lịch năm Ất Mùi).

Một số hình ảnh ghi lại tại phố ông đồ những ngày đầu xuân Ất Mùi:

Năm nay các gian viết chữ thư pháp được bố trí quy củ và ngay ngắn tại khu vực hồ Văn.
Xin chữ ngày xuân mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.
Cả gia đình đến phố ông đồ xin chữ đầu năm.
 Nhiều em nhỏ tỏ ra thích thú với việc xin chữ ngày xuân.
Để gửi gắm hết mong ước của người xin chữ, ông đồ cẩn trọng dồn hết tâm tư của mình vào từng nét cọ.
Theo quan niệm xưa, mỗi bức thư pháp còn thể hiện tâm, ý, khí, lực của người viết. Những nét vẽ “rồng múa phượng bay” đó thường được viết trên nền giấy đỏ, giấy hồng, giấy vàng, những màu sắc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.
Nườm nượp người ghé lại các bàn thư pháp, chăm chú dõi theo từng nét bút.
Đến với ngày hội với mục đích giao lưu và thể hiện niềm đam mê thư pháp, bà Trần Cát Lệ (Cát Tường Nữ Sĩ) – thành viên CLB Thư pháp Thảo Đường chia sẻ: Đây là năm đầu tiên tôi tham gia Hội chữ Xuân Ất Mùi và may mắn vượt qua hai kì sát hạch. So với năm trước, những thay đổi của năm nay khiến ngày hội trở nên thực chất hơn, góp phần lưu giữ, bảo tồn nét đẹp xin chữ đầu năm với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng vốn có.
Hoạt động sẽ tiếp tục diễn ra từ nay đến ngày 5/3 (tức ngày 15/1 âm lịch năm Ất Mùi).

Khánh Linh

Ngày 30/12, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương phối hợp Bộ Công an và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp công tác dân vận giữa Ban Dân vận Trung ương với lực lượng vũ trang năm 2024. 

Liên quan đến nội dung của Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX) sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025, trao đổi với PV Báo CAND ngày 30/12, Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT đã giải thích các quy định liên quan đến điểm và trừ điểm GPLX.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, trong đó lần này đặc biệt nhấn mạnh di sản văn hóa là một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đang đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản trước sự thúc ép phát triển hạ tầng đô thị tại nhiều địa phương và sự nhận thức chưa thực sự đầy đủ, trách nhiệm của các bên liên quan.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文