Thạch Kim Tuấn: Niềm hy vọng tranh huy chương của Việt Nam tại Olympic 2020

06:11 22/07/2021
Trong số 18 vận động viên của Đoàn Thể thao Việt Nam tranh tài tại Olympic Tokyo 2020, Thạch Kim Tuấn nổi lên như niềm hy vọng hàng đầu về khả năng tranh chấp huy chương. Đó không phải là một sự huyễn hoặc hay tự tin thái quá. Bởi nhìn vào những thành tích thi đấu gần đây và so sánh với đối thủ, khả năng anh được xướng tên ở bục nhận huân chương là lớn!


Từ phân tích của Thạch Kim Tuấn

Cử tạ Việt Nam giành 3 suất dự Olympic Tokyo 2020. Đó là các đô cử Thạch Kim Tuấn, Vương Thị Huyền và Hoàng Thị Duyên. “Ngày đi thi giải vô địch châu Á về, ở trong khu cách ly, 3 anh chị em nói chuyện với nhau, ước rằng cả 3 đều được tham dự Thế vận hội. Lúc hay tin cả 3 chúng tôi đều được tham dự, tất cả đều vui lắm. Vậy rồi đáng tiếc Việt Nam bị tước đi một suất. Vương Thị Huyền phải ở nhà. Đó là một điều tiếc nuối của chúng tôi. Nhưng cũng vì thế mà tôi dặn lòng phải cố gắng cả phần của Huyền nữa”, đô cử Thạch Kim Tuấn chia sẻ.

Thạch Kim Tuấn đủ khả năng tranh chấp huy chương ở Olympic Tokyo 2020.

Vào ngày 25-7 tới, Thạch Kim Tuấn sẽ bước vào thi đấu với nội dung 61kg dành cho nam. Trước ngày lên đường, anh mang đến sự lạc quan cho những người yêu quý thể thao nước nhà. “Trước mắt tôi thấy mình muốn có huy chương thì bắt buộc phải thắng được vận động viên người Nhật Bản. Giải vừa rồi thành tích của họ tổng cử cũng chỉ khoảng hơn 280kg (cử giật hơn 120kg, cử đẩy 160kg). Tôi nghĩ nếu mình cứ đạt được thành tích cá nhân tốt nhất là có thể giành được huy chương.

Ở Olympic này, tôi đánh giá 2 đối thủ nặng ký là Eko Irawan (Indonesia) và Li Fabin (Trung Quốc). Đó là 2 lực sĩ hàng đầu thế giới vào lúc này. Với cá nhân tôi, tôi nghĩ cứ cố gắng vượt qua chính mình, để trước mắt đạt được thành tích tốt nhất cho bản thân đã chứ không đặt nặng về những tấm huy chương. Mình đã cố gắng vượt qua nhiều khó khăn, và nếu giành được huy chương đem về cho Tổ quốc Việt Nam thì mình rất vui mừng. Nhưng bây giờ mình cứ thoải mái và cố gắng hết sức thôi, không suy nghĩ nhiều”.

Thạch Kim Tuấn cố gắng kiềm chế lại để sự kỳ vọng không trở thành gánh nặng trên những lần cử giật, cử đẩy vốn đã trên cả trăm ký mà anh gồng mình gánh lên. Những người yêu quý anh cũng không muốn Thạch Kim Tuấn vì quá áp lực mà không thể thực hiện thành tích vốn dĩ có thể làm được để mang về thêm một tấm huy chương cho Đoàn Thể thao Việt Nam nước nhà ở Olympic Tokyo 2020.

Nhưng tất cả tự ngầm hiểu với nhau rằng, với năng lực của Thạch Kim Tuấn, tấm huy chương thứ 3 của cử tạ Việt Nam ở Thế vận hội, sau huy chương Bạc của Hoàng Anh Tuấn tại Bắc Kinh 2008 và Trần Lê Quốc Toàn ở London 2012 là nằm trong tầm tay.

“Xương bên trong bị móp hết luôn rồi!”

Tất nhiên, tỷ lệ nghịch cho những vinh quang và danh hiệu là những nỗi đau mà Thạch Kim Tuấn hay nhiều vận động viên cử tạ khác phải trải qua. Suốt hơn 16 năm theo nghiệp gồng mình đẩy tạ, đô cử này đã phải hy sinh việc học, sức khoẻ và không biết bao nhiêu lần phải nén đau do chấn thương.

“Mấy cục xương này ở bên trong bị móp hết luôn rồi, bởi mình phải gánh tạ nặng nhiều. Đến hơn 200kg đè xuống nên xương móp hết cả”, Thạch Kim Tuấn chia sẻ. “Với cử tạ, có nhiều vận động viên gặp khó khăn lắm. Mọi người có nguy cơ bị những chấn thương rất nặng, nhất là về lưng: trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm rồi thoái hóa, tổn thương dây chằng.

Nhiều người nói rằng khi nghỉ thi đấu thì cảm giác mình bị già hơn những người đồng trang lứa. Sau này mình đi đứng cũng khó khăn lắm. Tuy nhiên mới 27 tuổi, nên mình cũng không suy nghĩ tới điều đó nhiều. Tôi muốn cứ cống hiến đã, bởi khi đạt được tấm huy chương, đem vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam luôn là một niềm tự hào rất lớn. Trước mắt mình cứ cố gắng và nỗ lực thôi, còn những thứ sau này nó ảnh hưởng chỉ là phụ, tới lúc đó rồi tính. Đó là suy nghĩ của tôi”.

Anh tâm nguyện rằng: “Với tôi hay vận động viên nói chung, khi mình đau rồi thì mình cố chịu khổ, chịu đau để tập luyện thôi chứ bỏ không được. Tâm lý, tinh thần mình ham muốn giành được những tấm huy chương, giành thành tích cao để đem vinh quang về cho Tổ quốc. Lúc nào cũng cố gắng hết mình để có được kết quả tốt nhất.

Thực sự khi đứng lên bục lãnh nhận giải, mình không chỉ vui mừng mà còn suy nghĩ rằng đã phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều, mình chịu đựng được những con đau đó để đem về những tấm huy chương cho Tổ quốc Việt Nam.

Với cá nhân tôi, nếu có bị chấn thương phải nghỉ thì cũng chỉ điều trị trong vòng nửa tháng, một tháng thôi chứ không được nghỉ nhiều. Nhiều khi nó cũng không hết hẳn, chưa khỏi đau nhưng mà vẫn cố gắng tập luyện duy trì thôi. Nếu có đau thì mình uống thuốc giảm đau. Thực ra vì ngày xưa gia đình khó khăn nên tôi mới đi theo môn cử tạ. Đa số vận động viên cử tạ đều có hoàn cảnh khó khăn cả. Nhiều người gia cảnh không khó khăn, vào tập chút xíu là muốn nghỉ rồi, không tập được nữa.

Còn với những người như chúng tôi, lúc nào cũng nỗ lực phấn đấu. Kiếm được đồng tiền về phụ giúp gia đình thì mừng lắm. Vì thế mà đam mê, lao vào tập. Dần dần càng theo càng mê hơn nữa khi mà đem được những tấm huy chương về cho Tổ quốc”.

Hạnh phúc vì đã mua được nhà cho chị

Thạch Kim Tuấn trải qua tuổi thơ thiếu thốn tình yêu thương của mẹ. Chị gái anh vừa đóng vai người chị, vừa đóng vai người mẹ quan tâm, lo lắng đến anh. Cũng vì vậy mà anh tâm nguyện rằng sau này phải cố gắng hết sức, làm thật nhiều tiền để báo đáp công ơn từ chị.

Thạch Kim Tuấn chia sẻ điều mà anh mãn nguyện nhất rằng: “Bản thân tôi luôn cố gắng lo cho gia đình của mình. Mình cứ cố gắng tập luyện rồi đạt được thành tích, giành được tiền thưởng lại về đưa cho chị để dành dụm, sau này mua nhà cho mấy anh chị em ở chung. Năm 2014, tôi cũng đã mua được nhà cho chị gái ở quận 12 với giá 700 triệu. Đồng thời tôi cũng mua được cả nhà riêng cho mình nữa.

Với gia đình nhỏ của tôi, vợ tôi cũng luôn ủng hộ chồng tập luyện. Nhiều khi thấy chồng than khi bị chấn thương thì cũng cố gắng động viên, lo cho chồng rất nhiều để vượt qua những cơn đau đó và nỗ lực hơn nữa”.

PV

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, rạng sáng 9/4, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan, các cơ quan liên quan trong nước, các cơ quan chức năng của Myanmar và Thái Lan, đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn.

Trung tâm Thông tin Chỉ huy Công an TP Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong công tác điều hành, chỉ đạo và xử lý thông tin về an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô. Đây được xem là “bộ não” của lực lượng công an thành phố, nơi tiếp nhận, phân tích và đưa ra các chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt hôm 8/4 (giờ địa phương) xác nhận, Washington sẽ bắt đầu thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4, sau khi Bắc Kinh bỏ qua hạn chót của Tổng thống Donald Trump về việc dỡ bỏ các biện pháp đáp trả.

Ngày 9/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cho biết vừa khởi tố bị can (cấm đi khỏi nơi cư trú), khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 2 cựu cán bộ Chi cục thuế huyện Ngọc Hiển về hành vi gây thất thoát ngân sách.

Những ngày đầu tháng 4 lịch sử này, nhiều đoàn cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức trên cả nước và các đoàn khách quốc tế đã tìm về với vùng “đất thép” anh hùng, thăm Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới. Nhiều du khách đến đây để được hiểu thêm về những năm tháng chiến tranh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, để được thắp nén nhang tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sĩ đã không tiếc máu xương của mình vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. 

Để xử lý 11.034 cơ sở nhà đất dôi dư, không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả trên toàn quốc, chuyên gia cho rằng chính quyền và các cơ quan chức năng cần chủ động vào cuộc, không thể kéo dài lãng phí nguồn lực khổng lồ này thêm nữa.

Mỹ và Iran cùng xác nhận sẽ tham gia đối thoại cấp cao ở Oman về chương trình hạt nhân của Tehran ngay trong tuần này, mở ra cơ hội hiếm hoi tìm kiếm một giải pháp chính trị giúp hạ nhiệt căng thẳng và qua đó giảm thiểu nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột trực diện giữa hai nước.

Đội tuyển U17 Việt Nam đang đứng trước cơ hội tự quyết tấm vé dự U17 World Cup ở lượt trận cuối vòng bảng giải U17 châu Á 2025. 

Trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi đã gặp các bác sĩ mang hai màu áo - những người đang công tác Trại tạm giam số , Công an TP Hà Nội, làm công việc đặc thù là chăm sóc các “bệnh nhân” là bị can, bị cáo, can, phạm nhân đang giam giữ, cải tạo. Để họ yên tâm cải tạo, ngày lại ngày, các bác sĩ mang hai màu áo vẫn lặng lẽ làm nhiệm vụ, chữa lành cả vết thương thể xác và tinh thần, giúp họ yên tâm cải tạo, làm lại cuộc đời…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文