Ngôi chùa độc đáo giữ hai kỷ lục Việt Nam

08:24 05/02/2015
Tọa lạc tại thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), chùa Đức Hạnh được nhiều du khách thập phương biết đến bởi lối kiến trúc bằng đá tảng độc đáo ở phần cổng tam quan và những sáng tạo điêu khắc tượng phật bằng gỗ tinh tế.

Đây là ngôi chùa duy nhất từ trước đến nay ở Bình Phước được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập hai kỷ lục bởi những độc đáo trong xây dựng.

Độc đáo từ cổng vào

Chùa Đức Hạnh được hình thành từ năm 1969 do đồng bào từ Quảng Nam - Đà Nẵng di cư vào Bình Phước lập nghiệp xây dựng. Lúc đầu chùa chỉ được xây dựng đơn giản bằng ván, mái lợp tôn và không có người trông coi.

Đến năm 2001, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước mới cử Đại đức Thích Minh Hậu về làm trụ trì chùa.

Năm 2008, chùa xuống cấp trầm trọng, vì thế Đại đức Thích Minh Hậu đã xin phép trùng tu toàn bộ ngôi chùa và ông đã quyết định chọn đá làm vật liệu chính xây dựng ngôi chùa.

Ấn tượng đầu tiên mà người tham quan cảm nhận được bắt đầu từ cổng vào ngôi chùa  được ghép bằng nhiều thanh đá khối cao 5m, rộng 10m. Ở thanh đá nằm ngang trên cùng, mặt trước khắc dòng chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mặt sau khắc chữ Phật lịch 2552. Thanh này dài 3m, rộng 0,6m, nặng gần 4 tấn.

Thanh nằm ngang thứ 2, mặt trước khắc dòng chữ “Chùa Đức Hạnh”, mặt sau khắc chữ “Phước Huệ song tự”. Thanh này có chiều rộng bằng thanh thứ nhất nhưng trọng lượng gấp đôi. Tiếp đó là hai thanh đá trụ, mỗi thanh cao 4,7m, rộng 0,8m, nặng trên 7 tấn.

Ở hai cổng phụ, mỗi cổng cao 2,3m, rộng lòng 1,7m, gồm 4 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 2,3m, rộng 0,7m, nặng trên 5 tấn. Mặt trong và ngoài của các thanh đá trụ ở đây đều có khắc câu đối.

Theo Đại đức Thích Minh Hậu, loại vật liệu đá được chùa sử dụng là loại đá tự nhiên được phát hiện và khai thác ở một địa điểm cách chùa không xa. Khi bắt đầu tiến hành xây dựng, để đảm bảo các khối đá được đứng vững và độ an toàn cao, những người thợ đã phải chôn sâu các tảng đá hơn 1,5-2m, dưới chân được cố định bằng bê tông và đá hộc rất chắc chắn.

Cổng tam quan bằng đá ở chùa Đức Hạnh.

Khi cổng tam quan bằng đá đã hình thành, Đại đức Thích Minh Hậu đã cho khắc những câu đối, lời khuyên của Phật lên hai mặt cổng, trong đó có câu: “Môn thạch thiên niên - Hậu nhân tri ngộ”, với ý nghĩa “Cổng đá ngàn năm, đời sau biết đến”.

Ngoài cổng tam quan bằng đá tảng, khi bước vào trong sân chùa, ngay bên phải, khách thập phương sẽ tiếp tục ấn tượng trước đài Quan Thế Âm tại đây. Công trình cũng được làm hoàn toàn từ đá trắng, cao 3,2m, nặng gần 4 tấn đặt trên bệ trụ đá (giống loại đá làm cổng tam quan) cao khoảng 3m, nặng gần 3 tấn. Bệ thờ là một khối đá cao 0,8m, đường kính 1m, nặng trên 2 tấn. Trên thân bệ có khắc bánh xe "Chuyển pháp luân".

Với hai công trình bằng đá này, ngày 14/5/2011, chùa đã được Trung tâm Việt Kings xác nhận kỷ lục.

Thêm kỷ lục mới

Chùa Đức Hạnh có Chánh điện nhỏ nhưng bài trí hết sức tôn nghiêm, trầm mặc với những hoa văn chạm trổ rất tinh tế trên tường. Hai bên trái, phải cửa chính là hai tượng Hộ pháp. Chính giữa tôn trí tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 2,2m, rộng 1,4m, nặng 400kg.

Phật tử bước vào chiêm bái nếu để ý sẽ nhận ra toàn bộ tượng thờ và các vật dụng hơn 20 món khác nhau như bệ thờ, lư hương, hai bàn thờ, mõ, chân đèn… được được tạo tác từ gỗ mít rừng. Đặc biệt, có cặp chân đèn cao 1m được làm bằng gỗ mít chạm khắc rất công phu, tinh xảo mang giá trị nghệ thuật cao.

Những tuyệt tác trên được chùa làm từ các loại gỗ này ở dạng gốc cây đã qua khai thác tận dụng lại. Các bức tượng và vật dụng thờ cúng bằng gỗ này cũng đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận vào ngày 7/7/2011.

Ngoài ra, các cánh cửa sổ hai bên Chánh điện được thiết kế rất sống động với biểu tượng bánh xe “Chuyển pháp luân” có chữ Vạn cách điệu. Khi nhìn vào rất có hồn khí, kỳ ảo, đồng thời tăng thêm ánh sáng cho Chánh điện. Việc được Trung tâm Việt Kings xác nhận hai kỷ lục chỉ là ngẫu nhiên bởi khi xây dựng, các nhà sư của chùa Đức Hạnh không ai nghĩ đến.

Theo Đại đức Thích Minh Hậu, sở dĩ ông chọn những vật liệu tự nhiên như đá, gỗ để xây dựng là vì  muốn chúng sanh gần hơn thiên nhiên để từ đó giúp thân tâm thanh tịnh, rời bỏ bến mê quay về bờ giác ngộ.

Đức Trí – Diệc Quyền

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文