‘Tổ quốc gọi tên mình’: Cuộc giao duyên của thơ và nhạc

08:53 24/07/2015
Ngày 23/7, buổi giao lưu ra mắt sách "Tổ quốc gọi tên mình" của nhà thơ nữ Nguyễn Phan Quế Mai diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của đông đảo bạn đọc, văn nghệ sĩ nhiều lĩnh vực.

Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai sinh ngày 12/8/1973 tại Ninh Bình, lớn lên tại Bạc Liêu, tốt nghiệp chương trình thạc sĩ viết văn, Đại học Lancaster. Chị cũng vừa được trao tặng học bổng Tiến sĩ. Hiện Quế Mai đang học và làm việc cho Trường Đại học Lancaster (Anh quốc). 

Chị là tác giả của các tập thơ: “Trái cấm”, “Cởi gió”, “Những ngôi sao hình quang gánh”, “Bí mật của hoa sen” và “Tổ quốc gọi tên mình”. Nguyễn Phan Quế Mai đã được trao tặng giải nhất cuộc thi thơ về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Hà Nội năm 2010, Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 2010, Giải thưởng từ Quỹ Văn hoá Lannan (Mỹ) cho tập thơ “Bí mật của hoa sen” (2014). 

Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai ký tặng sách cho bạn đọc TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Phan Quế Mai được đông đảo bạn đọc biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây khi bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc.

Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010. Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.

Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho  người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải.

Không đoạt giải của cuộc thi nhưng sau đó "Tổ quốc gọi tên" nhanh chóng được đông đảo công chúng biết đến qua ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình". Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, người phổ nhạc bài thơ chia sẻ rằng, "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời trong một buổi tối cuối năm 2011 - thời điểm biển Đông "dậy sóng". Trong giây phút bị thôi thúc bởi ý nghĩ phải làm gì cho quê hương đất nước, anh bắt gặp bài thơ "Tổ quốc gọi tên" của Nguyễn Phan Quế Mai. Ngồi bên cây đàn piano vừa đàn vừa sáng tác, 20 phút sau, ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời.

Giọng ca đầu tiên được nhạc sĩ lựa chọn thể hiện là ca sĩ Huỳnh Lợi. Sau đó, ca khúc nhanh chóng được lan tỏa trong khắp cả nước, liên tục được các giọng ca từ chuyên nghiệp, có danh tiếng đến bán chuyên nghiệp biểu diễn trên cả nước. Đúng 30/4/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" vang lên trong chương trình đặc biệt kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, điều đặc biệt là cho dù "Tổ quốc gọi tên mình" được rất nhiều ca sĩ chọn biểu diễn trong nhiều chương trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đều có chung một bản phối âm, phối khí...

Cuộc giao duyên đặc biệt giữa thơ và nhạc nói trên góp phần không nhỏ cho sự thành công của tập thơ "Tổ quốc gọi tên mình" của Nguyễn Phan Quế Mai sau này. Ra mắt bạn đọc từ đầu tháng 7/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" trở thành hiện tượng đặc biệt của "làng" xuất bản nói chung, "làng thơ" Việt nói riêng khi được nối bản thêm 1.000 bản in chỉ sau 5 ngày phát hành. Tại buổi giao lưu ngày 23/7, "Tổ quốc gọi tên mình" thu hút đông đảo bạn đọc trẻ.

Chia sẻ về tác phẩm, Nguyễn Phan Quế Mai tâm sự rằng, lâu nay, nhiều người hay nghĩ phụ nữ viết văn thường chỉ sáng tác thành công những gì đời thường, vụn vặt, gắn bó với cuộc sống gia đình, tình cảm riêng tư... 

Ít người nghĩ, phụ nữ thành công khi viết về những gì lớn lao như đất nước, vận mệnh dân tộc... Nhưng với chị, Tổ quốc không chỉ là những gì kỳ vĩ. Tổ quốc là tất cả những gì gần gũi, thân thương. Tổ quốc là cha mẹ, là ông bà, là tiếng Việt trên môi những con người chị gặp ngoài đường... 

Chính tình yêu Tổ quốc đã chắp cánh cho thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Tình yêu Tổ quốc cũng chính là chất xúc tác đặc biệt cho thơ và nhạc giao duyên,  cho ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" lan tỏa đến người yêu thơ Việt thời gian qua...

Ngọc Nguyễn

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文