Tràng An là đất ở đâu?

10:49 25/11/2010
Báo CAND có đăng bài "Vẫn từ câu: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài…" của tác giả Nhật Văn. Tôi rất tâm đắc câu chuyện này nhưng có vài điểm xin trao đổi lại trên diễn đàn Báo CAND.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Câu ca dao này tôi từng nhiều lần được nghe, được đọc trong sách báo và hiểu được như mọi người thường hiểu đó là niềm tự hào của người Thăng Long cũ hay Hà Nội ngày nay vốn có nếp sống văn minh lịch lãm. Nhưng tôi rất băn khoăn: Tại sao trong câu ca dao lại gọi Thăng Long là Tràng An?

Tôi học Lịch sử Việt Nam từ thời tiểu học đến hết thời trung học, chưa bao giờ nói đất Hà Nội ngày nay có tên là Tràng An. Thời Bắc thuộc Hà Nội có tên là Đại La, một thời gian khá dài bọn thống trị lấy đây làm trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế của quận Giao Chỉ và gọi là La Thành. Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên La Thành là Thăng Long Thành, tên này đã được dùng trải qua hai triều đại Lý - Trần.

Sau biến cố Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần thì dời đô về Hậu Lộc - Thanh Hóa lấy tên là Tây Đô, còn Thăng Long gọi là Đông Đô. Đến khi Lê Lợi đánh tan quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước lên ngôi vua rồi chọn Đông Đô làm kinh thành và lấy lại tên Thăng Long như cũ. Tên Thăng Long lại trải qua ba triều đại Hậu Lê - Tây Sơn và Nguyễn. Đến đời vua Tự Đức, do nhà Nguyễn phân chia lại địa dư hành chính nên Thăng Long Thành mới đổi tên là Thành Hà Nội.

Năm 1945, Cách mạng Tháng 8 thành công, Hà Nội lại chính thức trở thành Thủ đô nước Việt Nam ta cho đến tận ngày nay. Như vậy có thể khẳng định rằng Hà Nội chưa bao giờ có tên là Tràng An cả.

Một lần nhân ngày hội tôi đi dự lễ ở chùa Láng, tình cờ được gặp một học giả khá nổi tiếng về Hà Nội và tôi có hỏi ông về câu ca dao này với thắc mắc trên. Ông lấp lửng trả lời Tràng An là danh từ chung. Tôi hiểu ý của ông là từ Tràng An tương đương với từ kinh thành hay thủ đô, thế thì rất lạ và vô lý quá, chả lẽ có thể nói Tràng An Hà Nội, Tràng An Bắc Kinh… hay Tràng An Mạc Tư Khoa được sao? Hay có thể thay các danh từ riêng trên bằng Tràng An được à?

Rồi tôi lại nghĩ: Phải chăng người xưa muốn ví Thăng Long như Tràng An là kinh đô của một nước chư hầu thời Trung Quốc cổ đại? Cũng không có lý vì các cụ nhà ta đâu có tự ti mà so sánh khập khiễng như vậy.

Thế rồi một lần hội họp lớp cũ (thời học phổ thông) trong lúc trà dư tửu hậu, tôi lại mang vấn đề này ra trao đổi. Một ông bạn tôi có nói với mọi người đại ý là ông nội của ông đỗ phó bảng làm quan tuần phủ có giải thích cho bố ông về câu ca dao này như sau: Khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua rồi dời đô về Đại La đương nhiên phải mang theo toàn bộ bộ máy hành chính đi theo, như vậy cũng có rất nhiều người nhà, lính tráng, nô lệ và cả dân chúng tháp tùng các gia đình vua quan định cư nơi ở mới.

Những người gốc Hoa Lư này vốn có nếp sống dân dã miền sơn cước nên vụng về thô kệch, còn dân gốc Đại La thì từ lâu chịu ảnh hưởng nền văn minh của người phương Bắc nên nếp sống văn minh hơn, lịch lãm hơn, dẫn đến trong giao tiếp, người gốc La Thành kinh rẻ miệt thị người gốc Hoa Lư (điều này còn ảnh hưởng ít nhiều đến tận ngày nay). Để tự vệ và giữ gìn danh tiếng của mình đã từng sống ở kinh đô Hoa Lư thuộc đất Tràng An (còn gọi là đất Trường Yên) nên người gốc Hoa Lư mới đặt ca dao:

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"

Là để đáp lại người gốc La Thành mà thôi. Vậy các ông nên hiểu Tràng An ở đây là Tràng An ở đất Ninh Bình chứ không phải ở đất Đại La hay Thăng Long sau này và đừng có lầm lẫn với Tràng An ở Trung Quốc cổ đại. Còn nói Tràng An là danh từ chung thì quá sai rồi vì Từ điển Việt Nam đâu có giải nghĩa như thế.

Về nhà tôi ngẫm nghĩ điều giải thích của cụ phó bảng là rất có lý, ta nên hiểu Tràng An trong câu ca dao là Tràng An ở Ninh Bình mà xưa nay nhiều người lại hiểu nhầm là tên gọi khác của đất Thăng Long. Vốn là dân học tự nhiên, tôi chỉ xét theo logic mà phán đoán thôi chứ chẳng biết đúng sai thế nào và cứ mạnh dạn viết bài này để mong các độc giả gần xa tham khảo và mong có lời chỉ dẫn để tôi và các bạn bè hiểu được đúng nghĩa câu ca dao danh tiếng này

Lộc Thành

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文