Trẻ em lười đọc vì… sách nặng

11:30 14/08/2006

Những cuốn sách cho trẻ em bây giờ đều có số trang ngót ngét… cả nghìn, chữ ken dày miên man và tuyệt nhiên không có lấy một minh họa, dù nhỏ. Thậm chí, có cuốn như cuốn "Kho tàng truyện cổ Grim" dày tới cả... gang tay với số trang lên tới… 1.200 trang, và khi cân lên, thấy nặng tới…  cân tám!

Trước đây, báo chí từng lên tiếng trước hiện tượng trẻ em ta mặc dù vóc dáng thì nhỏ con, mắc tỉ lệ suy dinh dưỡng cao song lại phải "gồng gánh" trên lưng cái cặp đựng sách nặng… quá tải. Tính ra, có em học sinh tiểu học phải oằn vai chịu tải trọng của cả cặp lẫn sách nặng tới 4 cân 6. Đối chiếu với "sức nặng" tính bằng kilô của những cuốn sách văn học "dành cho các em" mà các nhà xuất bản (NXB) của ta liên tiếp tung ra thị trường thời gian qua, tôi thấy cũng có những điều không thể không có ý kiến. Bởi qua kiểm nghiệm của tôi, đó cũng là một lý do khiến cho các em… lười và ngại đọc sách, bên cạnh lý do sức hút của các loại hình nghệ thuật như truyền hình, Internet.

Hẳn chúng ta còn nhớ, vào thời bao cấp, sách dành cho đối tượng thiếu nhi bao giờ cũng được Đảng, Nhà nước ta ưu tiên đặc biệt. Giấy phải trắng hơn các loại sách khác, bìa được chăm chút hơn, và đa phần các cuốn sách đều có in kèm minh họa. Điều đặc biệt là với những cuốn sách dày cỡ hai, ba trăm trang trở lên, thường thì khi in bao giờ NXB cũng chia làm nhiều tập.

Như NXB Kim Đồng, khi cho ấn hành cuốn "Không gia đình" của Hécto Malô cũng chia nhỏ làm ba tập, với độ dày mỗi tập chưa đến 200 trang, trong ruột có nhiều minh họa rất công phu. Các cuốn "Túp lều bác Tôm" của Hariét Bít chơ Xtô dày hơn 500 trang, "Hai vạn dặm dưới biển" của Juyn Vécnơ dày 400 trang cũng được san làm hai tập và in kèm những minh họa rất sinh động. Các cuốn truyện cổ tích kinh điển như "Ngàn lẻ một đêm", "Truyện cổ Anđécxen" cũng được chia làm nhiều tập với độ dày vừa phải. Thậm chí cuốn "Con ngựa gỗ mun" rút từ những truyện đặc sắc nhất trong bộ truyện "Nghìn lẻ một đêm" cũng chỉ dày có hơn trăm trang. Bộ "Truyện cổ Grim" do dịch giả Hữu Ngọc dịch cũng chỉ dày chừng 200 trang  v.v và v.v.

Trong khi đó, chỉ lần giở một lượt những cuốn sách kể trên (của các NXB Văn hóa - Thông tin, Đà Nẵng, Văn học, Hội Nhà văn...) ở các quầy sách báo trên đường Tràng Tiền, chúng ta không khỏi e ngại cho con em mình khi thấy tất cả đều được in gộp thành một tập, với bìa cứng và số trang ngót ngét… cả nghìn, chữ ken dày miên man và tuyệt nhiên không có lấy một minh họa, dù nhỏ. Thậm chí, có cuốn như cuốn "Kho tàng truyện cổ Grim" do NXB Văn hóa - Thông tin ấn hành năm 2003 dày tới cả... gang tay với số trang lên tới… 1.200 trang, và khi cân lên, thấy nặng tới…  cân tám!

Khi tôi đặt câu hỏi với Giám đốc một số NXB: "Tại sao là sách phục vụ thiếu nhi mà NXB lại cho in dày thế này?" thì đều nhận được câu trả lời: "Những sách đó đa phần do đầu nậu đứng ra lo liệu. Và họ gộp như vậy để đỡ chi phí in ấn và dễ phát hành". Một số bậc phụ huynh cũng cho rằng, việc in gộp các tập lẻ vào một cuốn như vậy thuận tiện cho việc… lưu trữ. Câu trả lời làm tôi nhớ tới việc vừa qua NXB Kim Đồng đã cho in gộp 45 tập truyện "Kính vạn hoa" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vào làm… ba tập, với số trang của mỗi tập lên tới… 1.200 trang. Và trong lời nói đầu, NXB cho rằng hình thức xuất bản này là nhằm mục đích "giúp cho bạn đọc, các thư viện… tiện việc sử dụng và lưu giữ".

Theo ý kiến cá nhân tôi, việc in gộp như vậy đúng là tiện cho những em nhỏ từng đọc các bộ sách này trong công tác lưu giữ, nhưng trong "sử dụng" của những em mới lần đầu tiếp xúc với các bộ sách ấy thì không hẳn đã… tiện. Bằng chứng là khi tôi hỏi các bậc phụ huynh: "Liệu những cuốn sách dày cả gang tay kia có thu hút các em không?" thì không ít vị đã phải nhăn mặt trả lời: "Chúng nó bây giờ đâu có như anh em mình ngày xưa. Tụi nhỏ thời nay lười đọc lắm. Nhìn cuốn sách dày thế kia chúng nó cứ gọi là khóc thét. Xưa mình đọc thấy hay thì bây giờ mua như để lưu giữ một kỷ niệm thôi. Chả hy vọng gì chúng nó đọc cho đâu". 

Nói vậy nhưng mấy ai nhớ lại rằng, khi xưa, sách dành cho "anh em mình" đâu có dày và nặng đến như thế này

Với 26.000m3 đất nạo vét tại công trình nạo vét cồn đất phía thượng lưu đập La Ỷ (TP Huế, Thừa Thiên Huế) được đổ tại một số điểm ở xã Phú Thượng và phường Phú Mậu (TP Huế) khiến người dân lo lắng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không có giải pháp hiệu quả trong mùa mưa lũ.

Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79 sẽ bắt đầu từ ngày 24/9. với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Cùng hành động để thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người cho các thế hệ hiện tại và mai sau”.

Chiều tối 20/9, khoảng 100 cảnh sát thuộc các lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận do Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận trực tiếp chỉ huy đã tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc của Trần Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Long Thái Việt (ở huyện Hàm Tân).

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 20/9 đến 3h ngày 21/9 nhiều nơi trên 70mm như: Khe Lá (Nghệ An) 151.6mm, Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 70.8 mm…

Thay vì trả tiền lương cho công nhân thì đối tượng quản lý xây dựng công trình lại trả bằng ma túy. Vụ việc vừa bị Công an huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phát hiện đấu tranh, triệt phá.

Chiều 20/9, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Cuối phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ngày 20/9, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Vũ Khắc Duy (SN 1984) 13 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án này là Nguyễn Thị Nguyệt, chung sống như vợ chồng với bị cáo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文