Trùng tên cũng lắm chuyện... phiền

08:46 15/09/2006

Đã có một số tờ báo lên tiếng góp ý về việc Đài THVN không nên “Việt hóa” cái tên bộ phim mua lại của một Hãng nước ngoài (vốn có tên là “Nhật ký Sophie”) sang thành…. “Nhật ký Vàng Anh” vì giống với tên nữ văn sĩ Phan Thị Vàng Anh, hiện là Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam.

Tôi xin bày tỏ quan điểm của mình và đưa ra những dẫn dụ mà tôi bắt gặp đây đó, ngõ hầu để bạn đọc, bạn viết tham khảo.

Phải khẳng định ngay rằng, việc bố mẹ muốn đặt tên con thế này, thế nọ, ấy là quyền của họ và hoàn toàn là việc riêng của mỗi gia đình. Thực tế, không có luật định nào đang hiện hành buộc người ta phải đặt tên con thế này, không được đặt tên con thế này. Tuy nhiên, luật là luật vậy, vẫn có những cái thuộc dạng “quy ước ngầm”, nghĩa là những cái thuộc về phép tắc ứng xử được truyền thụ tự ngàn đời.

Ví như trong các gia đình Việt Nam, bao giờ người ta cũng phải tránh không để tên con trùng với tên bố mẹ, ông bà (thậm chí cả cô bác anh em trong họ tộc). Chuyện vợ chồng anh Pha và gia đình người hàng xóm có tên gọi Trương Thi (trong truyện “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan) đã xích mích dẫn đến thù hằn rồi bỏ trộm rượu lậu vào ruộng của nhau chỉ vì người nọ cố tình lấy tên mẹ của người kia ra để đặt tên cho con đã cho thấy cái tác hại của sự bất chấp những “quy ước ngầm” nói trên.

Tôi nghĩ, có lẽ trong làng văn cũng vậy thôi. “Nghề này thì lấy ông này tiên sư”- có nghĩa là anh cũng phải nể, phải kiềng… những cái tên, ít ra là một vài cái tên nào đó... chứ. Ấy vậy mà, nếu bạn đọc chịu khó theo dõi báo chí, hẳn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy tên tuổi các thi gia cổ điển  như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… bỗng dưng “tái xuất” cùng hàng loạt bài viết thuộc đủ các chuyên mục về cuộc sống đương đại.

Tất nhiên chỉ cần lướt qua cái tít bài hoặc vài dòng mở đầu, là người đọc nhận ra ngay… Nhưng sự ngỡ ngàng dù chỉ là trong tích tắc cũng sẽ được chuyển hóa thành sự khó chịu. Tránh cho người đọc khỏi “khó chịu” (cũng như phiền phức khác sau này) là việc mà bất kỳ người cầm bút nào cũng phải tính đến, chưa kể đó lại là “sự khó chịu không cần thiết”.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc trong một lần được mời đi dự hội thảo về một danh thắng ở tỉnh nọ, đã hết sức ngạc nhiên khi thấy trên bàn hội nghị có tấm biển mica đề tên hai danh nhân của nước ta từ thế kỷ XVIII: Một thi hào và một học giả vĩ đại. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc e ngại: Hay là giấy mời ghi nhầm? Đây là hội thảo về các tác gia chứ không phải về di tích? Nếu vậy thì tài liệu mà cụ chuẩn bị để phát biểu đã không “trúng”. Nhưng rồi, cụ Phúc thở phào nhẹ nhõm khi được cho hay: Đó là tên của hai vị thành viên tham gia cuộc hội thảo nói trên!

Dân gian ta vẫn nói “tránh voi chẳng xấu mặt nào”.  Vả chăng, bố mẹ đặt cho mình như vậy, nhưng khi cầm bút, mình có quyền đổi lại. Có biết bao nhà văn, nhà thơ đã thay tên thật bằng bút danh. Một người làm công việc sáng tạo, ngay khi bước chân vào nghề, đã ý thức cho mình là phải viết sao cho không được trùng với bất cứ ai, vậy mà chưa chi, ngay từ cái tên đã “trùng” rồi, thì thật là một điều bất tiện. Còn lấy lý do khi đăng ký cái tên như vậy với giới văn nghệ là khi mình chưa biết trên đời có một danh nhân như vậy, thì đó là một sự… “thất lễ”. Biết rồi mà vẫn cố tình đặt như vậy, theo suy nghĩ của tôi, lại càng là một sự “thất lễ”.

Phải thú thực rằng: Là một người viết dù tên tuổi bình thường mà bị trùng tên cũng là điều đáng buồn. Chẳng ai thích thú gì khi tác phẩm của người khác bị quy là của mình và ngược lại. Rồi biết bao sự phiền phức, rầy rà có thể xảy ra sau đó. Ta có thể xấu hổ khi nghe người ta ca ngợi mình trước khi ta kịp đính chính rằng đó không phải là bài viết của mình.

Ta đau khổ ê chề khi người ta lên tiếng bỉ bai, mạt sát mình vì một bài viết kém… của người “anh em” trùng tên nào đó. Báo chí hiện nay in ra đa phần đều ở con số hàng vạn, hàng vạn. Mỗi người chỉ có một miệng, biết “đính chính” thế nào cho xuể.

Bởi vậy, một điều thật đáng hoan nghênh là có những tác giả đã chủ động đổi tên mình để tránh phiền phức cho đồng nghiệp, như ở Hải Phòng, nhà văn Bão Vũ - vốn tên thật là Vũ Bão - đã đảo ngược tên mình để tránh trùng với cụ Vũ Bão ở trên Hà Nội. Tránh phiền phức cho đồng nghiệp và cho chính bản thân mình

Hà Khải Hưng

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文