"Truyện Kiều" bằng tiếng Đức đã có mặt tại Việt Nam

14:36 28/12/2007
Được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng và có nhã ý muốn Franzfaber dịch "Truyện Kiều" ra tiếng Đức, dịch giả Franzfaber đã cùng vợ học ngôn ngữ Việt, nghiên cứu, dịch thuật Truyện Kiều 7 năm tại Việt Nam. Nhờ đó, "Truyện Kiều" được người Đức biết tới như là một biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam.

Sau 50 năm (7 năm dịch thuật và 43 năm lưu hành ở nước Đức) đến cuối năm 2007, "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du bằng tiếng Đức lần đầu tiên về Việt Nam, góp vào bộ sưu tập "Truyện Kiều" tại Bảo tàng Nguyễn Du (Hà Tĩnh) lên con số 20 tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài. Dịch giả Franzfaber, một nhà báo Đức năm nay đã gần 100 tuổi đang sống tại Berlin, với lòng ngưỡng mộ Việt Nam đã làm nên việc kỳ diệu này.

Tiến sỹ Udopuatac, Ủy viên Hội hữu nghị Đức - Việt, Trưởng đoàn Cựu chuyên gia Đức từng giúp đỡ Việt Nam xây dựng TP Vinh sau chiến tranh (1976 - 1981) sang thăm và làm việc tại Nghệ An cho chúng tôi biết: Sang Việt Nam lần này, ông nhận sự ủy thác quan trọng của người bạn già: ông Franzfaber - cựu nhà báo của tờ Nước Đức mới, dịch giả tác phẩm "Truyện Kiều" ra tiếng Đức - mang tặng cuốn sách cho bảo tàng Nguyễn Du.

Theo Tiến sỹ Udopuatac, dịch giả Franzfaber nguyên là một quân nhân Đức từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược nước Pháp. Trong Đại chiến thế giới thứ 2, ông là sỹ quan Đức Quốc xã tham gia tấn công Liên Xô bị Hồng quân Liên Xô bắt làm tù binh.

Với Franzfaber, sự kiện ông bị bắt làm tù binh là bước ngoặt quan trọng của đời ông, bởi chính trong thời gian này, ông mới hiểu được tính chất phi nghĩa cuộc chiến tranh do Hitler phát động.

Không ai khác, chính Hồng quân Liên Xô, người dân và chế độ Xô - Viết đã cho ông hiểu về sức sống của Chủ nghĩa xã hội, nên sau chiến tranh, ông về sống ở CHDC Đức và sớm trở thành phóng viên của báo Nước Đức mới, cơ quan ngôn luận của Đảng Công Nhân Thống Nhất Đức.

Mùa xuân 1954, khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam đang diễn ra khốc liệt, ông đến Việt Nam với ý tưởng viết một loạt phóng sự chiến tranh, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống Pháp của nhân dân Việt Nam, sự hy sinh anh hùng của người lính và nhân dân Việt Nam. Nhưng chiến tranh nhanh chóng kết thúc, ông không còn cơ hội làm phóng viên chiến tranh tại Việt Nam nữa.

Những ngày ở Việt Nam, ông đi nhiều nơi và đắm mình trong niềm vui chiến thắng của người dân Việt Nam. Cùng với nhiều nhà báo nước ngoài, ông nhiều lần được tiếp xúc và phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thấy một nhà báo Đức say mê với nền văn hóa Việt Nam, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cơm ông. Đặc biệt Bác Hồ đã dành cho ông chuyến du thuyền đầy kỷ niệm trên sông Hồng. Franzfaber thông thạo tiếng Pháp, nhờ đó, những lần gặp Bác Hồ và đã nói chuyện bằng tiếng Pháp, tạo cho ông hiểu hơn về Bác Hồ và đất nước, con người Việt Nam.

Trong thời gian ở Việt Nam, đất nước và con người Việt Nam đã khiến ông ngưỡng mộ và ông luôn trăn trở chưa làm được gì cho dân tộc anh hùng này. May mắn cho ông, trước khi về Đức, ông được gặp lại Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại buổi gặp này, Bác Hồ trao cho Franzfaber 2 cuốn "Truyện Kiều", một bằng tiếng Việt và một cuốn bằng tiếng Pháp, Bác nói đại ý: Chúng tôi muốn nhân dân Đức hiểu nền văn hóa Việt Nam thông qua tác phẩm văn học này, nên nhã ý muốn cho Franzfaber dịch "Truyện Kiều" ra tiếng Đức. Franzfaber coi đây là cơ hội may mắn để sau này, ông trở thành dịch giả của "Truyện Kiều" bất hủ.

Tiến sỹ Udopuatac kể: Theo Franzfaber, nhã ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được ông xem như một sự ủy thác để ông có cơ hội góp công sức xây đắp tình hữu nghị Đức - Việt. Franzfaber đã làm hết sức mình.

Để "Truyện Kiều" được dịch chính xác, Franzfaber quyết định cùng vợ là Jrenor trở lại Việt Nam. Hai vợ chồng đã sống, học tập ngôn ngữ Việt, nghiên cứu, dịch thuật Truyện Kiều 7 năm (từ năm 1957 đến 1964) tại Việt Nam.

Với tâm niệm "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ủy thác cho tôi" (trích lời Tiến sỹ Udopuatac nhắc lại lời của dịch giả), ngoài thời gian theo học tiếng Việt tại lớp học, vợ chồng Franzfaber dành thời gian đi nhiều nơi trên miền Bắc Việt Nam, từ các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đến các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh... cùng ăn, cùng sống, cùng nói ngôn ngữ Việt với người dân Việt Nam. Nhờ vậy mà sau 7 năm, ông đã hoàn thành bản dịch.

Năm 1965, ông về nước cho xuất bản và lưu hành "Truyện Kiều" tại CHDC Đức, vừa lúc kỷ niệm 200 ngày sinh Đại thi hào, Hội đồng Hòa bình thế giới họp tại Berlin đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định: Thế giới kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du. Cho đến nay, Franzfaber là dịch giả đầu tiên và duy nhất đã dịch "Truyện Kiều" ra tiếng Đức.

Ngày 9/11/2007, tác phẩm "Truyện Kiều" bằng Tiếng Đức sau 43 năm lưu hành ở Đức đã về đến Bảo tàng Nguyễn Du từ tay những người bạn Đức, thay mặt dịch giả trực tiếp trao tặng. Ông Võ Hồng Hải, Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Tĩnh bày tỏ: Ngành Văn hóa Hà Tĩnh đã biết việc "Truyện Kiều" được dịch ra tiếng Đức từ lâu, luôn mong chờ "châu về hợp phố", đến nay đã toại nguyện.

Tiến sỹ Udopuatac thay mặt dịch giả trao tác phẩm cho Bảo tàng Nguyễn Du và nhận Bằng chứng nhận, cảm động nói: Dân tộc Đức hiểu giá trị vĩnh cửu của "Truyện Kiều" không chỉ đối với Việt Nam mà với nền văn hóa nhân loại, nên thông qua bản tiếng Đức, "Truyện Kiều" đã được nhân dân CHDC Đức trước đây và CHLB Đức hôm nay đón nhận và đánh giá rất cao giá trị cả nội dung và nghệ thuật.

Người Đức coi "Truyện Kiều" là một biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam

Hải Ninh - Đình Lam

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Hơn 1 tháng sau khi giải vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat Quốc gia 2024 khép lại, tranh cãi một lần nữa nổi lên. Lần này, câu chuyện xoay quanh một VĐV bị đơn vị chủ quản cũ cấm thi đấu, nhưng vẫn đầu quân cho một địa phương khác và lên ngôi vô địch.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), trong những ngày gần đây, các học giả, các hãng truyền thông quốc tế đã đăng tải nhiều bài viết ca ngợi cuộc đời nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Tại buổi tọa đàm về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tổ chức 17/5, đại diện Cục CSGT, Bộ Công an đã trả lời về nồng độ cồn do uống nước hoa quả, sirô trong xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông. 

Tối 18/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Khoa Minh về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文