Tưởng niệm 573 năm ngày mất Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi

08:19 29/09/2015
Ngày 28/9, tại Khu di tích danh thắng Côn Sơn- Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh (Hải Dương), Ban tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2015 đã tổ chức lễ tưởng niệm 573 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Hải Dương, các tăng ni, phật tử cùng hàng nghìn người dân tham dự lễ tưởng niệm. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Văn Quế đã đọc diễn văn ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Trước đó, đã diễn ra lễ rước văn từ chùa Côn Sơn sang đền thờ Nguyễn Trãi, lễ rước được tổ chức trang nghiêm theo nghi lễ truyền thống.

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây cũ). Cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh- một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ ông là Trần Thị Thái, con của Quan đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Sau khi mẹ và ông ngoại qua đời, Nguyễn Trãi về ở Nhị Khê với cha.

Năm hai mươi tuổi (năm 1400) Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh và hai cha con ông đã cùng ra làm quan dưới thời nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc cha. Nghe lời cha khuyên, Nguyễn Trãi đã trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi, kháng chiến chống quân Minh. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi đã viết Bình Ngô Đại cáo, một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, một tổng kết tuyệt vời về đường lối chiến tranh, chống giặc ngoại xâm…

Năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông, Nguyễn Trãi đã được UNESCO chính thức công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới, nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị thiên tài.

H.T.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文