Văn Cao với "Một đêm đàn lạnh trên sông Huế"

09:00 21/12/2005

Huế là người đẹp muôn thuở của thi ca. Chỉ riêng hình ảnh cô ca sĩ ca Huế trên sông Hương cũng đã có không biết bao nhiêu bài thơ hay. Bài thơ “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế” của nhạc sĩ - nhà thơ - họa sĩ tài danh Văn Cao là một trong những bài thơ đặc sắc viết về Huế và ca Huế trên sông Hương.

Bài thơ đưa ta lạc vào thế giới của vẻ đẹp thanh tao nơi bồng lai tiên cảnh. Trên con đò như tình yêu bồng bềnh trôi trên dòng sông thời gian vĩnh hằng, có đôi trai gái say sưa đàn hát bên nhau. Chàng trai dạo đàn, cô gái hát, Tiếng đàn hát như tiếng tơ đồng tri âm tri kỷ của Bá Nha - Tử Kỳ:  Nẩy nẩy tơ đồng nhịp nhịp đôi/ Lòng nâng ngòn ngọt lại đầu môi/ Này em hát khúc tương tư nhé/ Ngân khẽ em ơi nhẹ nhẹ lời. Đây là lúc cảm xúc đang ngập hồn nhạc sĩ. Anh nghe hồn mình cũng đang “nẩy nẩy... nhịp đôi”. Một tình cảm  mới đang nẩy chồi, bén lửa, đang âm ỉ: Này em hát khúc tương tư nhé! Đề nghị hát nhưng lại sợ tiếng hát làm xao động, làm bay mất, tan biến mất cái cảm giác tình yêu ngọt ngào đang dâng lên ngòn ngọt đầu môi, nên chàng phải vội vàng đề nghị “ngâm khẽ em ơi nhẹ nhẹ lời.. ”. Đoạn thơ đã nói rất tinh tế, rất hay tâm trạng của chàng nhạc sĩ si tình xứ Bắc trước người ca nữ xinh đẹp và phong cảnh nên thơ xứ Huế.

Nhạc sĩ Văn Cao sinh năm 1923 ở Hải Phòng, mất  ngày 10/7/1995 tại Hà Nội. Tuổi trẻ của ông theo học Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tự học âm nhạc, sáng tác nhạc và viết văn làm thơ từ rất sớm. Năm 1940, lúc chưa tới tuổi hai mươi, ông  có chuyến đi vào Huế. Chuyến đi đã để lại dấu vết sâu đậm trong các sáng tác quan trọng của đời ông. Bài thơ “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế” ông sáng tác vào dịp này. Ngoài bài thơ ông viết bản nhạc “Sông Hương”. Cả những bài hát nổi tiếng, đỉnh cao trong dòng nhạc lãng mạn Việt Nam như “Thiên Thai”, “Suối mơ”, “Trương Chi”... viết trong những năm từ 1941 đến 1943 của ông có nguồn gốc cảm hứng từ thành quách, sông nước, con người Huế trong đợt đi quan trọng ấy.

Sinh thời vào năm 1986, trong một lá thư gửi cho Tạp chí Sông Hương ở Huế ông tâm sự: “Huế là nguồn sáng tạo của tôi trong những năm 40. Thơ và nhạc là điều tôi tìm nguồn từ ấy. Có lẽ lịch sử và cảnh vật của Cố Đô có những điều gây cảm xúc cho sáng tạo. Đối với nơi đó người ta phải suy nghĩ nhiều không về lịch sử mà về một nền văn hóa. Những người Huế sống tự hào và đầy sáng tạo. Có lẽ sự sáng tạo của người dân Huế đã giúp tôi làm được âm nhạc và thơ”.

Mùa xuân 1987, Huế lại được đón Văn Cao. Ông được các nhà thơ Huế mời xuống đò nghe lại “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, xuống làng Chuồn uống rượu đêm trên thuyền đánh cá với ngư dân phá Tam Giang. Và ông đã có thơ, vẫn một thứ thi pháp Văn Cao ám ảnh, điệu nghệ:

Tôi níu lấy mảnh lưới
Lưới là cái cuối cùng
Đang hắt tôi xuống biển

Thơ Văn Cao xuất hiện sau nhạc, nhưng thơ cũng mang lại cho ông những thành công không kém nhạc và họa. Thơ Văn Cao, cũng như lời ca trong các bản nhạc của ông thường rất lạ về chữ, về tứ. Cảm về Quy Nhơn, ông viết: “Trời xanh rơi vài giọt Tháp Chàm!”. Viết về cái còn lại của Thời gian, ông kết rất ấn tượng bằng chất liệu của hội họa: “Riêng những câu thơ/ còn xanh/ Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em/ như hai giếng nước. ”.

Trong bài thơ “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế ”, ngay cả cách chọn vị trí chủ thể thẩm mỹ trong bài thơ của ông cũng khác  các nhà thơ  đương thời. Tất cả các bài thơ viết  con đò trên sông Hương, về ca Huế, đàn Huế, tác giả đều ở vị trí người quan sát, nhìn và cảm về Huế như “Người kỹ nữ”, “Nguyệt cầm”,  của Xuân Diệu, “Tiếng hát Sông Hương” của Tố Hữu, v.v...

Với “Đêm đàn lạnh trên sông Huế”, vị trí chủ thể thẩm mỹ là nhà thơ chính là người trong cuộc, người tham gia làm nên tiếng đàn Huế, cái đẹp Huế: Như Tử Kỳ nghe nhạc Bá Nha/ Em nghe anh dạo khúc thu xa... cùng với Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi/ Từng canh trời điểm một sao rơi/ Trăng tà trăng lặn hiu hiu gió/ Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi..  Cuộc đàn hát quên thời gian cho đến lúc Tay nhấn tơ chùng đã ngấm sương.. Dòng Tiêu Kim thủy gà xao xác.. (Tiêu Kim thủy là một tên gọi khác của Sông Hương). Tức là đàn hát cho đến khi trời sắp sáng, cho đến lúc Em cạn lời thôi anh dứt nhạc. Là người trong cuộc mới thốt lên một nhịp thơ lạ với câu thơ gợi hỏi hai lần: Sao đàn u hoài gì mùa thu? Sao đàn u hoài gì mùa thu? Ở đây chính tác giả đã nhận ra tiếng đàn của mình đã khác đi, mềm đi nhưng không lý giải được điều sâu kín gì đã biến tiếng đàn thành nỗi u hoài mùa thu day dứt!

Khi lòng đã mềm đi, tiếng đàn đã mềm đi, khi hai tâm hồn đã tri âm, đồng vọng thì đêm vàng cũng trở nên lạc lõng. Để đến lúc chia tay, mới biết đau nhói nỗi biệt ly: Em cạn lời thôi anh dứt nhạc/ Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh/ Một đêm đàn lạnh trên sông Huế/ Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh. Đây là cao trào của bài thơ. Thì ra bài thơ không chủ ý tả tiếng đàn, đêm đàn mà sâu xa hơn nói về một tình yêu ngấm sương với đủ các cung bậc của nó, mà cuối cùng là nỗi nhớ mang theo suốt đời: Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh.

Tại sao lại là “một đêm đàn lạnh” mà không phải là” một đêm đàn “trên sông Huế? Chữ “lạnh” nói lên điều gì? Chữ lạnh là tâm trạng của nhà thơ sau đêm đàn. Một đêm đàn đầy xúc động và giao cảm, đầy tri âm và đồng vọng. Đêm đàn đã thấm vào nhau  Nhưng rồi phải chia ly, mỗi người đều mang cái lạnh trong lòng. “Lạnh” đây là sự trống trải của nhớ nhung cao độ, là cái lạnh của tình yêu nồng cháy. Đó cũng chính là cái tứ mạnh và bền vững của bài thơ. Văn Cao từ Hải Phòng mới vào Huế lần đầu, nhưng thơ ông đã nồng nàn từ ngữ, âm điệu Huế, hồn Huế!

Đã gần sáu mươi năm kể từ khi ra được viết ra, bài thơ “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế” vẫn mang hơi ấm của cuộc sống hôm nay. Bài thơ gợi lên nhiều điều trong cảm xúc, cấu tứ và kỹ thuật ngôn từ. Con đò Huế,  cô gái Huế, ngón đàn ca  Huế vẫn còn đó, đêm đêm lại cất lên bồng bềnh luyến láy  làm say lòng du khách  Những đêm thấm đẫm văn hóa Huế ấy người yêu thơ lại nhớ đến nhà thơ tài, nhạc sĩ tài danh Văn Cao, trong hồn lại vang lên những câu thơ tha thiết:

Em cạn lời thôi anh dứt nhạc
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh..

Ngô Minh

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文