Vấn đề bảo vệ quyền tác giả: Mỗi nơi làm một kiểu

09:34 09/08/2014
Ngay trước khi bắt đầu đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội cách đây ít ngày, một cuộc họp ngắn đã phải diễn ra giữa đại diện Ban tổ chức chương trình (Công ty Giải Trí Đồng Dao) và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). Kết quả là một văn bản thỏa thuận chi trả bản quyền tác giả đêm diễn đã được ký kết ngay trong cuộc họp với tổng số tiền lên đến gần 200 triệu đồng. Điều đáng nói ở đây là, nếu như không có sự quyết liệt của VCPMC, thì số tiền 200 triệu đồng tác quyền ấy đã không tự dưng mà đến. Và “ngó” sang các lĩnh vực khác, tình trạng vi phạm và quyền lợi của các tác giả vẫn còn là một vấn đề hết sức nan giải.
>> Vi phạm bản quyền âm nhạc tiếp tục "gây sốt" dư luận

Nếu như 10 năm trước, lĩnh vực âm nhạc đã thành lập được Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc cho mình và hoạt động tương đối chuyên nghiệp, quyết liệt, hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi cho hội viên của mình thì đến tận bây giờ, lĩnh vực điện ảnh – một trong những lĩnh vực nghệ thuật sôi động, hấp dẫn nhất vẫn chưa thành lập được một Trung tâm bảo vệ quyền tác giả cho mình. Chỉ tính riêng trong năm 2012, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc đã thu về cho các tác giả trong lĩnh vực của mình hơn 40 tỉ đồng tiền bản quyền bằng việc không ngừng đấu tranh với các công ty âm nhạc; các website âm nhạc – một con số “khổng lồ” mà một tổ chức ở Việt Nam đã thu về được bằng công việc bảo vệ tác quyền của tác giả ủy quyền.

Nhìn sang lĩnh vực điện ảnh, trong hàng chục năm qua (khi ngành này hiện nay vẫn chưa có một trung tâm bảo vệ quyền tác giả), thì họ đã mất đi bao nhiêu tỷ đồng cho bản quyền công sức, sáng tạo của các tác giả (lưu ý, bản quyền trong lĩnh vực điện ảnh cao hơn nhiều so với bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc) khi sự xâm phạm về quyền bản quyền đang diễn ra từng ngày, từng giờ (trên internet, băng đĩa lậu)?

“Đừng đốt” là một bộ phim nổi tiếng nhưng chưa đến được với đông đảo bạn xem truyền hình do tranh cãi về vấn đề bản quyền.

Theo ông Đào Việt Dũng, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển an ninh công nghệ cao, thì Internet là một trong những phương tiện làm nguyên nhân chính cho việc vi phạm bản quyền gia tăng. Cũng theo ông Dũng, nếu như số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam vào thời điểm năm 2003 mới chỉ có khoảng 3 triệu người, thì con số này ở thời điểm năm 2013 là khoảng 33 triệu người (chiếm hơn 35% dân số cả nước), đứng thứ 18 trên thế giới, thứ 8 ở châu Á và đứng thứ 3 ở Đông Nam Á. Và, cũng nếu như ở thời điểm năm 2004, doanh thu từ Internet ở Việt Nam mới chỉ được 70 tỷ đồng; năm 2009 là 2.600 tỷ đồng, thì năm 2013 đã lên đến con số 20.400 tỷ đồng. Trong khi đó, việc xem video nói chung trên Internet chiếm khoảng 90% nhu cầu xem video của khán giả (bao gồm cả việc xem phim, điện ảnh).

Mở rộng thêm về vấn đề vi phạm bản quyền, vị đạo diễn gạo cội, NSND Đặng Nhật Minh cho rằng, các văn bản luật và nghị định cần phải làm sáng tỏ và quy định chặt chẽ hơn nữa về vai trò và quyền hạn giữa tác giả (gọi là quyền tác giả) và bên phía chủ đầu tư sản xuất (gọi là quyền tài sản) trong việc truyền đạt và phổ biến tác phẩm đến với công chúng. Ông lấy ví dụ cụ thể, như bộ phim “Đừng đốt” (bộ phim làm về Anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm) do chính tay ông làm đạo diễn. Sau khi bộ phim điện ảnh này được công chiếu ở một số nơi (phim chiếu rạp), nó được giới điện ảnh và đông đảo người xem đánh giá rất cao. Tuy nhiên, khi chính bản thân ông, êkip làm phim, đặc biệt là gia đình của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm mong muốn bộ phim ấy được công chiếu rộng rãi lên sóng của các đài truyền hình để đông đảo người dân trong cả nước có thể dễ dàng tiếp cận với bộ phim này, thì bên phía Công ty BHD – bên sở hữu bản quyền của bộ phim lại đưa ra một cái giá “cắt cổ” khiến cho các nhà đài không thể đáp ứng được yêu cầu. Vậy tại sao, một đơn vị như BHD lại có thể muốn hét giá lên đến mức nào thì hét? Như vậy, theo đạo diễn Đặng Nhật Minh, thì quyền công bố sản phẩm của phía tác giả nằm ở đâu? Và phải chăng, bên phía Công ty BHD đã vi phạm quyền truyền đạt, phổ biến tác phẩm đến công chúng?

Văn học được xem là lĩnh vực bị vi phạm bản quyền "rất nhiều nhưng âm thầm nhất" (lời nhà thơ Đỗ Hàn, Phó Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam) trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, vì thế rất khó khăn cho việc thu tiền bản quyền. Nhà thơ Đỗ Hàn cho biết: "Hiện nay, trung tâm có 8 người thì đến 6 người là thuộc các cơ quan khác, làm theo kiểu kiêm nhiệm. Chỉ có 2 người thường xuyên ở trụ sở để thực hiện các công việc". Với quy mô như vậy, VLCC đặt mục tiêu nhận quyền ủy thác và bảo vệ quyền tác giả của các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và những nhà văn ngoài hội trong quy mô cả nước.

Về doanh thu, nhà thơ Đỗ Hàn chia sẻ, có năm chỉ thu được 15 triệu đồng. Đó là số tiền thu được từ một nhà xuất bản (NXB) in sách tổng tập nhân 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Khi trung tâm tìm đến, NXB trả cho mỗi truyện ngắn 40.000 đồng, mỗi bài thơ 15.000 đồng. Tổng cộng, số tiền phải trả cho toàn bộ tuyển tập là 15 triệu đồng. Đó là khoản thu duy nhất trong năm đó.

Theo số liệu mà ông Lê Tánh – Tổng Giám đốc Công ty VNPay, đơn vị hợp tác với Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam trong việc số hóa và bán các sản phẩm văn học bằng hình thức thanh toán điện tử, thì có những tháng, thậm chí có những quý, tổng số tiền bản quyền mà đơn vị này thu về cho các hội viên của VLCC cũng chỉ được trên dưới 2 triệu đồng

Cảnh Vũ

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文