Văn hóa tâm linh qua tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên

09:53 23/03/2014
Tượng nhà mồ biểu hiện về một giá trị văn hóa tâm linh độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Mỗi tượng nhà mồ là tác phẩm điêu khắc có tính nghệ thuật phong phú và đặc sắc. Mỗi bức tượng nhà mồ tạo ra là những “đứa con tinh thần” mà các nghệ nhân người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã “thổi hồn” vào từng khúc gỗ.

Tượng nhà mồ được các nghệ nhân của đại ngàn làm ra để dùng cho lễ bỏ mả, thể hiện qua cuộc chia tay cuối cùng giữa người sống và người chết, để tiễn những linh hồn về thế giới những người đã khuất. Sau lễ bỏ mả, tượng nhà mồ cũng nằm lại nghĩa địa cùng thời gian, mưa nắng.

Đi khắp các nhà mồ ở Tây Nguyên, chúng ta chứng kiến nhiều về những bức tượng nhà mồ có muôn ngàn kiểu dáng của các tộc người Jơ Rai, Bah Nar, Ê Đê… Sự phong phú của tượng nhà mồ ấy là do sức sáng tạo của con người được hình thành qua những năm tháng lao động, sinh hoạt văn hóa tinh thần, tín ngưỡng tâm linh của đồng bào. Người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn quan niệm, chết là một sự chia lìa với người sống nhưng không phải là hết. Để tiễn đưa người chết, những người thân có những món quà mang hình tượng về muôn vẻ của đời người đã sống và chứng kiến từ con người đến động vật và những hoạt động sinh sống phong phú...

Nhiều sắc thái biểu cảm của tượng nhà mồ Tây Nguyên.

Tượng nhà mồ được chuẩn bị khá công phu của người chủ hộ để tiến hành nghi lễ bỏ mả. Trước kia, khi gỗ quý còn nhiều, cột tượng nhà mồ thường được làm bằng loạitốt như hương, cà chít… có sức chịu đựng mưa nắng lâu. Bây giờ, phần lớn những tượng nhà mồ làm bằng các loại gỗ dễ tìm. Theo tín ngưỡng của người dân bản địa, ngày chọn gỗ để đẽo tượng mồ phải thể hiện sự tốt lành. Đêm chuẩn bị đi lấy gỗ, nếu chủ nhân có giấc mơ xấu như thấy nhà cháy, bến nước cạn… hay trên đường đi gặp rắn bò ngang qua đường thì họ quay về ngay.

Khi chọn được gỗ đẽo tượng, họ thường đưa về dựng tại khu mộ của làng, nơi ngôi mồ sắp làm lễ bỏ mả. Trước khi đẽo tượng mồ, chủ mộ làm lễ cúng thần, xin phép đẽo tượng mồ cho người chết. Trong trường hợp những người đàn ông chủ hộ không có khả năng đẽo tượng cho người chết thuộc gia đình mình thì nhờ những người già trong làng có kinh nghiệm giúp. Ở mỗi buôn làng Tây Nguyên, phần lớn đều có những người con rất khéo tay có khả năng tạo ra những bức tượng nhà mồ theo ý tưởng sáng tạo của riêng họ. Như một sự lưu truyền bền bỉ, dù không qua trường lớp đào tạo nào nhưng những nghệ nhân tạc tượng nhà mồ đã có tố chất của nghề từ khi lớn lên ở buôn làng và thấm đẫm nét văn hóa truyền thống đặc thù của Tây Nguyên. Việc truyền nghề cho thế hệ sau được hình thành một cách tự nhiên qua những lần đẽo tượng để làm lễ bỏ mả, người có kinh nghiệm hơn truyền cho người ít kinh nghiệm và lớp con cháu kế tiếp. Nghệ nhân KRíu ở Gia Lai kể rằng, việc truyền nghề và người tập làm đều tự nguyện, không hề giữ những bí quyết nào cho riêng mình. Tuy nhiên, việc sáng tạo ra những bức tượng đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao phụ thuộc vào "hoa tay", tài năng thẩm mỹ của mỗi người.

Cũng chính cái tài “thổi hồn” vào tượng nhà mồ của nghệ nhân và sự sáng tạo phong phú, đa dạng qua tượng nhà mồ một cách muôn hình, muôn dạng mà tượng nhà mồ đã để lại được những cảm nhận thân thương và yêu quý cho người sống khi nhớ về người đã khuất. Sức cảm nhận ấy càng mạnh mẽ và được toát lên qua những hình tượng gắn chặt với nét sinh hoạt văn hóa tinh thần khá quen thuộc trong môi trường sống của người dân bản địa. Sự gần gũi, thân thuộc giữa người sống và người chết thông qua tượng nhà mồ đã làm tan biến sự sợ hãi của người sống đối với thế giới người chết.

Nghệ nhân Rơ Châm Uek ở Chư Pah, Gia Lai ví tượng nhà mồ được dựng lên trong lễ bỏ mả như cuộc trò chuyện cuối cùng giữa người chết với người sống. Tượng nhà mồ ngoài yếu tố là một loại hình điêu khắc dân gian độc đáo của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nó còn hàm chứa khát vọng nhân sinh muôn thuở của con người: vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc và hoan lạc... Theo quan niệm của người bản địa, tất cả những cảm xúc ấy không chỉ hiện hữu nơi trần thế, mà ở cả thế giới người đã khuất, những giá trị nhân sinh đó vẫn tiếp diễn...

Thủ pháp tạo hình tượng nhà mồ truyền thống thường đơn giản về trau chuốt tỉ mỉ các chi tiết nhưng giàu sức tưởng tượng và gợi mở cho người xem những suy nghĩ tiếp diễn qua sự thể hiện của mỗi bức tượng có nhiều suy tưởng. Quanh mỗi nhà mồ người Jơ Rai thường có 27 tượng gỗ nối liền với những cột chính tạo thành hàng rào.Tượng gỗ mang đậm triết lý nhân sinh, cái siêu thực và cái hiện thực đan xen hài hòa. Tượng nhà mồ gắn kết với nhà mồ tạo thành một khối kiến trúc độc đáo của người Tây Nguyên dành cho người chết. Không gian nhà mồ và tượng nhà mồ chứa đựng khá nhiều nét văn hóa tâm linh của người sống; ở đó không chỉ là một công trình kiến trúc mang tính tín ngưỡng lâu đời mà còn là một công trình nghệ thuật tổng hợp: điêu khắc, hội họa, kiến trúc và trang trí mỹ thuật độc đáo.

Hiện nay ở các khu nghĩa địa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, những ngôi mộ xây bằng bê tông cốt thép đang thay thế nhà mồ truyền thống nên người biết đẽo tượng mồ cũng ngày càng ít. Sự chuyển dịch về tín ngưỡng, tâm linh cũng khiến tượng nhà mồ ngày càng mai một trong đời sống đồng bào Tây Nguyên.

Ý thức về sự mai một của văn hóa tượng nhà mồ nên thời gian gân đây nhiều hoạt động văn hóa du lịch ở các tỉnh Tây Nguyên thường có những chương trình nhỏ về tạc tượng nhà mồ. Mới đây nhất là Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Măng Đen - Kon Plông (Kon Tum) lần thứ hai năm 2014 diễn ra từ 12/3 đến 16/3 cũng có tổ chức Liên hoan tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc tỉnh Kon Tum với sự tham gia của 30 nghệ nhân. Tương tự, tại Gia Lai, trong chuỗi các hoạt động văn hóa hưởng ứng “Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên 2014” cũng đã tổ chức Liên hoan tượng gỗ và điêu khắc dân gian. Dù những hoạt động đó chưa đem lại đầy đủ ý nghĩa về văn hóa tâm linh của tượng nhà mồ như trong lễ bỏ mả nhưng phần nào cũng để lại những ấn tượng nhất định cho những ai có tâm huyết về văn hóa Tây Nguyên

Ngọc Như

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文