Vị Tướng và cây bồ đề bên mộ bà má miền Nam

10:15 02/02/2014
Cứ vào dịp báo ân 30/4 hằng năm, Thượng tướng - Viện sĩ - AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu lại cùng các cựu chiến binh trở về tri ân nhân dân miền Nam và dâng hương bên mộ má Sáu Ngẫu tại Lái Thiêu (Bình Dương). Theo năm tháng, cây bồ đề 6 năm về trước ông trồng bên mộ má, giờ đã lên xanh tốt. Cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của vị tướng, các con má tâm sự: “Anh Hiệu sống nghĩa tình lắm! Ngay sau ngày giải phóng, anh dẫn bộ đội về thăm má như đã hứa. Chúng tôi vô cùng cảm động, trong niềm vui lớn của dân tộc mà người chỉ huy như anh đã không quên một gia đình nhỏ chư chúng tôi!”.

Trở lại trận đánh lịch sử gần 39 năm về trước, vào tháng 4/1975, mũi tấn công thọc sâu cánh Bắc của Trung đoàn Triệu Hải theo trục đường 13 từ Lái Thiêu đập tan tuyến tử thủ Bắc Sài Gòn, chiếm cầu Vĩnh Bình. Tiếp đó, nhiệm vụ của Trung đoàn Triệu Hải là đánh chiếm Bộ tư lệnh Thiết giáp ngụy ở Gò Vấp và cùng với các cánh quân khác tấn công nhiều cứ điểm trọng yếu của địch, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào trưa ngày 30/4/1975.

Ôn lại những kỷ niệm đó, đôi mắt Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu ngân ngấn nước, giọng ông nghẹn ngào. Ông kể: “Khi đoàn quân vào cách Lái Thêu khoảng 10km thì được bà má miền Nam vốn là cơ sở cách mạng ở đia phương trao cho tấm bản đồ chỉ đường để giúp quân giải phóng tiến vào Sài Gòn thuận lợi, tránh được thương vong tổn thất lớn trên trục đường. Đêm hôm đó, má đã tham mưu cho Trung đoàn rất nhiều điều quan trọng trong trận đánh. Hai con của má cho biết, gia đình má là gia đình cách mạng, chồng má là Hai Nhượng đã bị địch bắt tù đày và hy sinh năm 1968, sự việc đau lòng đó má giấu kín trong lòng để tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Má là cô giáo dạy tiếng Pháp ở Sài Gòn. Tấm bản đồ này má ghi lại tất cả những điểm quan trọng trong thành cũng như trên trục đường từ Lái Thiêu về Sài Gòn để chờ trao cho quân giải phóng. Mục đích chính là giúp quân giải phóng tránh được những chỗ địch cài mìn, bố trí tuyến phòng thủ, chốt chặn…

Khi ra ngoài Bắc công tác và học tập, Nguyễn Huy Hiệu thường xuyên viết thư cho má Sáu Ngẫu và má cũng gửi thư hồi âm. “Ngày đó, do nhiệm vụ công việc, tôi phải đi học văn hóa và ngoại ngữ ở Lạng Sơn, tiếp theo là đi học ở nước ngoài nên tôi chỉ có điều kiện biên thư cho má. Còn từ năm 1980 trở đi, khi đã có điều kiện hơn, theo thông lệ hằng năm, cứ vào dịp báo ân 30/4, tôi thường vào miền Nam để tri ân bà con nhân dân và vào thăm má”, Anh hùng Nguyễn Huy Hiệu chia sẻ.

Năm 2007, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã cùng đồng đội và địa phương trồng một cây bồ đề trước lăng mộ má để tri ân báo đáp. Cùng năm tháng, cây bồ đề giờ đã tỏa bóng mát xanh tươi.

Vào tháng 10/1989, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đang đi công tác nước ngoài thì má Sáu Ngẫu mất. Khi về, ông đã nhờ người khắc bia đá từ Thanh Hóa, rồi tự tay mang vào Bình Dương và cùng gia đình xây phần mộ cho má. Tấm bia ghi rằng: “Đại đoàn Đồng Bằng/ Trung đoàn 27 Triệu Hải - Anh hùng/ Ghi ơn bà má Sáu Ngẫu đã chỉ đường cho trung đoàn vào giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975”. Kể từ đó, năm nào cũng vậy, gia đình Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu lại về dâng hương tưởng nhớ má Sáu Ngẫu và các liệt sĩ ở nghĩa trang Bình Dương.

Câu chuyện về má Sáu Ngẫu chính là nguồn động lực để vào dịp 30-4 vừa qua, Tỉnh đội Bình Dương xây dựng một bộ phim phóng sự với nhan đề “Bà má tham mưu”. Phóng sự này được gửi đi tham dự và đoạt giải nhì toàn quân năm 2013. Trong bộ phim có sử dụng lời bài hát “Tấm bản đồ má trao” do nhạc sĩ Văn Thành Nho sáng tác ngay sau khi giải phóng miền Nam để tặng riêng cho má và Trung đoàn Triệu Hải cũng như bà con nhân dân ở Lái Thiêu, Bình Dương.

Nhớ về kỷ niệm gia đình mình gặp quân giải phóng vào chiều 29/4/1975, chị Huỳnh Thị Kim Ngân (tên thường gọi là Phước), con của má Sáu Ngẫu kể lại: “Hồi đó tôi mới 17 tuổi, em Đức 13 tuổi, chị Hai Mỹ 24 tuổi, còn anh Sáu Châu thì lớn tuổi hơn. Đêm 29/4/1975, anh Hiệu là Trung đoàn trưởng và anh Trịnh Văn Thư là Chính ủy Trung đoàn Triệu Hải, cùng tổ trinh sát vào bắt liên lạc với má tôi ở búng Lái Thiêu. Khi má trao đổi với các anh, vì sợ các anh không nghe rõ tiếng miền Nam lơ lớ của má nên tôi đã “phiên dịch” giúp một số câu”.

Theo lời của anh Huỳnh Văn Đức (SN 1962, con trai má) thì: “Chiều hôm đó, tui đang đi mót khoai mì ở trong rừng, thấy máy bay bắn dữ quá, má gọi tui về, bảo có công chuyện. Khoảng hơn 5 giờ chiều, tui thấy xe tăng nhiều quá trời. Má kêu tui đi mua mì tôm ở quán gần đó, khi về khoảng gần 7 giờ tối, tui thấy bộ đội vô nhà đông lắm. Tui còn ấn tượng mãi một anh bộ đội giải phóng người tầm thước mà sau này tui mới biết anh tên là Hoàng Thọ Mạc, anh bế bổng tui lên, ôm hôn cảm động lắm. Khi chị Hai Phước và má làm việc với các anh ở trên nhà thì tui ở dưới bếp nấu nước trà và mì tôm để các anh ăn. Anh Hiệu lúc đó còn gầy và trông thư sinh lắm. Hồi đó, có lẽ các anh ở trong rừng nhiều nên trông nước da cớm nắng. Nhìn gương mặt rất trẻ của anh Hiệu, tôi nghĩ chắc anh này chỉ là lính nhưng má biểu không phải, ông đó là chỉ huy cao nhất ở đây. Hồi đó, tui mới 13 tuổi nhưng tui lớn gần ngang ngửa với anh Hiệu. Tối hôm 29/4, tui còn cùng các anh giải phóng ra bụi tre của gia đình để chặt tre làm cáng khiêng thương binh”.

Thượng tướng - Viện sĩ - Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu và phu nhân bên gốc cây bồ đề trong khuôn viên lăng mộ má Sáu Ngẫu.

Một kỷ niệm sâu sắc mà cho đến tận bây giờ, chị Phước vẫn không thể nào quên, chị xúc động bảo: “Hồi đó, em Đức còn nhỏ tuổi nên thắc mắc “Mai mấy anh đi rồi, nhỡ đâu địch đến nhà giết má thì sao?”. Anh Hiệu xoa đầu thằng bé, nói “Em cứ yên tâm, tụi anh đi, mai tụi anh sẽ quay về!”, vậy là cu cậu mới yên tâm”.

Ngay sau ngày giải phóng, vào sáng 1/5, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu đã cùng một số chiến sĩ của Trung đoàn và hai cán bộ dẫn đường của địa phương là anh Sáu Châu, chị Hai Mỹ về thăm má như đã hứa. Anh Đức kể rằng: “Cả nhà tui làm bánh cuốn cho các anh ăn. Bà con xung quanh mang hoa quả đến làm quà cho bộ đội rất đông. Sau này, do anh Hiệu bận công tác và học tâp nên má và chị Hai có viết thư qua lại. Anh Hiệu động viên gia đình nhiều lắm. Ngày má mất, anh Hiệu đang đi công tác nước ngoài, khi về anh vào thắp hương cho má cùng phái đoàn của Quân đoàn 4, anh khóc quá trời khiến chúng tôi vô cùng cảm động. Sau đấy, năm nào anh cũng vô thắp hương cho má”.

Nói về những ân tình mà Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu dành cho gia đình mình, các con của má nghẹn ngào: “Chúng tôi cảm động lắm, trong niềm vui lớn của dân tộc mà anh Hiệu không quên một gia đình nhỏ như chúng tôi. Khi anh ra Bắc, anh viết thư vào thăm hỏi, động viên gia đình mua một cái vô tuyến cho hai chị em xem để nắm được tình hình cách mạng đổi mới như thế nào. Sau đó, các anh giúp đỡ cho chị em chúng tôi đi học tiếp. Ngần ấy năm trời mà chưa bao giờ anh Hiệu và các anh ở Trung đoàn Triệu Hải quên ân tình. Các anh ấy sống tình nghĩa lắm, mình không biết nói sao để diễn tả cho hết! Giờ đây, mỗi độ Tết đến xuân về, khi cả gia đình chúng tôi quây quần thắp hương bên mộ má, chúng tôi vẫn thường kể cho con cháu nghe về câu chuyện “Tấm bản đồ” và những ân tình mà Trung đoàn Triệu Hải đã dành cho má”

Nguyễn Hường

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文