Vị lão làng giữ 'hồn' cho quan họ cổ
Người lão làng giữ “hồn” quan họ
Quan họ cổ được biết đến như một trong những làn điệu dân ca sánh với tiếng hát cung đình xưa kia. Nhận thức được tầm quan trọng, giá trị văn hóa của làn quan họ cổ với đất nước, con người.
Hơn 50 năm qua, cụ ông Nguyễn Thừa Kế luôn cần mẫn hăng say truyền dạy những câu hát, lời ca, truyền gửi tình yêu điệu quan họ cổ đến những thế hệ về sau.
Năm nay đã bước sang cái tuổi thập cổ lai hy, tuổi 93 và gần 70 năm tuổi Đảng nhưng đôi mắt cụ vẫn sáng ngời, giọng nói hào sảng như bao thanh niên.
Đến với làng Duệ Đông, thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh mọi người đều nhắc đến cụ Kế như một liền anh liền chị, người anh Cả của làng góp sức quan trọng trong việc khôi phục, phát triển làn điều quan họ truyền thống. Đây được xem là gốc của làn điệu quan họ bây giờ.
Cụ ông Nguyễn Thừa Kế. |
Hiện ở làng Duệ Đông chỉ còn lại hai nghệ nhân nổi tiếng là ông Nguyễn Thừa Kế, tuổi và cụ ông Nguyễn Văn Đắc (89 tuổi).
Cụ Kế được biết đến như một người giữ “hồn” và dày công vun đắp cho quan họ cổ được như ngày hôm nay.
Được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của làng nên cụ Kế dường như thuần thục tất cả những kỹ năng hát quan họ cổ.
Hết lòng vì câu quan họ quê hương
Hiện tại, ở vùng quê Kinh Bắc có tổng 50 làng và câu lạc bộ quan họ truyền thống. Tuy nhiên, số nghệ nhận trong mỗi làng quan họ thường chỉ đếm trên đầu ngón tay vì cuộc sống mưu sinh nên mọi người không còn tha thiết nhiều với làn điệu quan họ cổ. Số lượng bài quan họ đến hiện tại cũng không con nhiều.
Ngoài thời gian truyền dạy quan họ cổ cho lũ trẻ trước đây ông cũng góp công rất lớn cho việc thành lập nên những câu lạc bộ quan họ cổ góp phần khôi phục quan họ cổ như ngày nay.
Việc truyền dạy làn điệu dân ca cổ cho thế hệ sau là điều ông luôn mong mỏi để chung sức phục dựng làn quan họ cổ.
Trong làng hiện những thanh niên có đam mê hát quan họ còn khá ít, một phần do cuộc sống mưu sinh nên nhiều người cũng không còn tha thiết. Tuy vậy, cụ vẫn thường đi vận động các em nhỏ trong khu cố gắng tập luyện.
Mỗi khi gần đến dịp hội hè cụ lại cần mẫn ngồi nghiên cứu, tập luyện cho các em kiên trì tập luyện, từ cách luyến láy câu từ, sử dụng âm điệu chuẩn mực cho đến hát đúng giọng.
Trong lễ hội lim vừa qua chỉ có cụ ông Nguyễn Thừa Kế là một trong số rất ít những người có tuổi hát bằng tuổi đời góp phần giữu lửa cho quan họ cổ.
Đến việc làn điệu cổ được công nhận di sản thế giới cũng một công nhờ có sự giúp đỡ, khôi phục làn điệu quan họ, tích cực đi vận động mọi người duy trì, phát triển phong trào thơ ca, câu lạc bộ quan họ.
Đến nay, cụ đã vận động được trên 50 câu lạc bộ quan họ trên toàn miền bắc đi giao lưu khắp mọi miền tổ quốc rồi đưa câu lạc bộ lên biểu diễn tại các lễ hội lớn trên toàn quốc như lễ hội 1.000 năm Thăng Long, Hội Lim, các lễ hội văn hóa khác,
Trong suốt cuộc đời cụ luôn náu náu một điều đó là làm thế nào để câu quan họ giao duyên của xứ Kinh Bắc được vang xa không chỉ ở miền Bắc mà còn được đông đảo mọi người biết đến, đó cũng là một cách giữ gìn nét văn hóa do cha ông để lại.