Vì sao những cầu thủ nhập tịch không có tên?

12:03 03/06/2011
Đã và đang có những cầu thủ nhập tịch chơi rất ấn tượng ở V.League và giải hạng Nhất, nhưng tất cả đều không có tên trong danh sách ĐTVN trong đợt tập trung sắp tới, chuẩn bị cho trận đấu với ĐT Macau ở vòng loại thứ nhất World Cup 2014, khu vực châu Á. Điều gì đã dẫn tới sự vắng mặt này?

AFF Cup 2010 vừa qua chứng kiến những màn thể hiện đầy ấn tượng của một hệ thống những cầu thủ nhập tịch trong thành phần của ĐT Indonesia và ĐT Philippines. Chính vì sự ấn tượng đó mà ở Việt Nam  đã có những tiếng nói kêu gọi VFF hãy gọi trở lại những cầu thủ nhập tịch như đã từng thực hiện trong một giai đoạn ngắn dưới thời cựu HLV Calisto.

Tuy nhiên, khi danh sách ĐTVN được công bố cách đây 2 hôm thì người ta chợt nhận ra câu chuyện về "cầu thủ nhập tịch" vẫn là một câu chuyện xa xỉ ở ĐT hiện thời.

Giải thích cho thực trạng này, quyền HLV trưởng Mai Đức Chung cho biết việc gọi cầu thủ nhập tịch vào ĐT không đảm bảo chắc chắn cho sự thành công. Và nếu ĐTQG với những cầu thủ nhập tịch thi đấu không thành công thì chắc chắn dư luận sẽ chỉ trích dữ dội.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những cầu thủ nhập tịch sẽ "lấy suất" của những cầu thủ trẻ tài năng là người Việt Nam đúng nghĩa. Vì vậy theo ông việc gọi cầu thủ nhập tịch vào ĐT thời điểm này là "lợi bất cập hại", và đấy chính là lý do khiến ông không gọi bất cứ cầu thủ nhập tịch nào, cho dù từ V.League đến giải hạng Nhất hiện nay, người ta có thể kể ra rất nhiều cái tên ấn tượng như Hoàng Helio hay Huỳnh Kesley Alves.

Cầu thủ nhập tịch Huỳnh Kesley Alves cho biết chuyện được hay không được khoác áo ĐTVN với anh là điều hết sức bình thường. Ảnh: Quang Minh.

Tuy nhiên, những lý do mà ông Mai Đức Chung đưa ra chỉ là bề nổi của vấn đề. Trong một cuộc trao đổi riêng với chúng tôi, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho rằng có nhiều cầu thủ ngoại dù đã nhập tịch Việt Nam nhưng vẫn chưa thể quen với thuần phong mĩ tục Việt Nam. Chính vì chưa quen như vậy, nên khi khoác áo ĐTVN, không loại trừ khả năng họ sẽ có những biểu hiện khác lạ, làm ảnh hưởng đến bộ mặt ĐT.

Chủ tịch VFF phân tích: "Tôi lấy một ví dụ rất nhỏ, như ở trên thế giới, có nhiều ĐTQG châu Phi có cách ăn mừng bàn thắng mà với họ là rất bình thường, nhưng với văn hóa Việt Nam là rất khó coi. Khi một cầu thủ gốc châu Phi nhập tịch Việt Nam, khoác áo ĐTVN, và thể hiện những cách ăn mừng khó coi như vậy, tôi e là các khán giả Việt Nam sẽ phản ứng dữ dội".

Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cũng chia sẻ rằng, theo cảm nhận của riêng ông thì trong số những cầu thủ đã và đang nhập tịch Việt Nam, chỉ có Huỳnh Kesley của đội bóng hạng Nhất Sài Gòn.Xuân Thành là tỏ ra hòa nhập nhanh chóng với văn hóa Việt Nam.

Ông Hỷ kể lại một câu chuyện: "Có lần, tôi ngồi ăn sáng ở TP Hồ Chí Minh, vô tình gặp gia đình Kesley ngồi ở bàn bên cạnh. Khi ấy, Kesley đã ra chào tôi bằng tiếng Việt rất sõi, sau đó còn bảo con trai là "chào ông đi con". Tôi cho rằng cung cách ứng xử của Kesley chứng tỏ anh ấy đã trở thành một người Việt Nam đúng nghĩa. Tuy nhiên, trường hợp như Kesley chỉ là thiểu số".

Trong khi Chủ tịch VFF hết lời ca ngợi Huỳnh Kesley thì trong một cuộc trả lời báo chí cách đây chưa lâu, chính Kesley lại nói rất thật là: "Tôi nhập tịch Việt Nam đơn giản vì nghe nói như thế là có lợi cho đội bóng". Chẳng là năm 2008, khi đang khoác áo Bình Dương, và được lãnh đạo Bình Dương thuyết phục nhập tịch Việt Nam để đội bóng có thêm một suất cầu thủ ngoại trong đội hình thì Kesley đã gật đầu”.

Kesley tâm sự rằng anh tự tin nếu được gọi trở lại vào ĐTVN như đã từng được gọi trong một lần hiếm hoi năm 2009, tuy nhiên ngay cả khi không được gọi thì cũng chẳng có vấn đề gì. Kesley giải thích: "Tôi nhập tịch Việt Nam không vì mong muốn được khoác áo ĐTVN, nên với tôi được hay không được khoác áo ĐTVN cũng là điều hết sức bình thường".

Lời thừa nhận của Huỳnh Kesley (cầu thủ nhập tịch có khả năng hòa nhập nhanh nhất theo nhận xét của Chủ tịch VFF) cho thấy khát vọng khoác áo ĐTVN và khát vọng được thi đấu, được cống hiến trong màu áo ĐTVN của phần lớn cầu thủ nhập tịch đều không phải là những khát vọng cháy bỏng. Thế nên trong khi rất nhiều luồng ý kiến đấu tranh với VFF về việc phải  gọi các cầu thủ nhập tịch vào ĐT thì bản thân những cầu thủ này lại tỏ ra hết sức dửng dưng.

Khi được nhập tịch Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam, phần lớn các cầu thủ bóng đá gốc ngoại đều nói câu "Tôi yêu Việt Nam". Chuyện yêu - ghét thật sự thế nào là điều rất khó kiểm chứng, nhưng trong những năm vừa qua cũng đã có những nghi ngờ về việc một bộ phận cầu thủ ngoại chỉ chấp nhận nhập tịch Việt Nam khi được CLB chủ quản của mình trả một món tiền đủ lớn.

Bởi khi đã nhập tịch đã trở thành cầu thủ Việt Nam thì họ sẽ giúp cho đội bóng của mình có thêm một suất "cầu thủ ngoại" trong đội hình ra sân. Thậm chí đã từng có nghi vấn về việc một cầu thủ sau khi nhập tịch đã dọa kiện ngược trở lại đơn vị chủ quản của mình vì lý do anh đã không nhận đúng khoản tiền như những gì đơn vị này hứa hẹn. (Ngọc Anh)

Diệp Xưa

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文