Vở diễn về Trần Thủ Độ: Lay động người xem bằng cảm xúc đẹp

10:28 03/08/2010
Từng tràng vỗ tay vang lên suốt vở diễn, như lời xác nhận tình cảm của người xem dành cho "Luận anh hùng" (kịch bản: Lê Chí Trung, đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng) của Nhà hát Cải lương Hà Nội trong buổi ra mắt tại rạp hát Hồng Hà tối 1/8.

Vở diễn có đề tài lịch sử này là món quà của của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Hà Nội đón chào Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

"Luận anh hùng" là bước tiếp nối thành công của vở "Lễ mở xiêm áo", ghi nhận bước đi vững vàng của Nhà hát Cải lương Hà Nội trên con đường tìm lại khán giả. Đã có không ít vở diễn đi sâu vào giai đoạn chuyển giao quyền lực giữa nhà Lý và nhà Trần, với những đánh giá trái chiều về nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ. Có thể đó là chân dung một Trần Thủ Độ mưu mô, độc ác với quan điểm "bất độc bất anh hùng", có thể là một Trần Thủ Độ anh hùng hào sảng, khảng khái, rường cột của nhà Trần trong chống giặc ngoại xâm, nhưng một Trần Thủ Độ mang nặng tâm tư thì phải đợi đến "Luận anh hùng" mới có được.

Trong khi hầu hết các vở khác đi sâu vào những mất mát của các nhân vật liên quan trong ván bài chính trị của Trần Thủ Độ, thì "Luận anh hùng" lại rọi vào số phận của chính nhân vật Trần Thủ Độ với biết bao hy sinh, để hiện ra một chân dung Trần Thủ Độ đầy đặn hơn trong những mối quan hệ đa chiều vừa là sự thật lịch sử, vừa là hư cấu của êkip sáng tạo.

Suốt từ đầu vở diễn cho đến gần cuối, người xem chỉ thấy một Trần Thủ Độ mưu mô, tính toán và tàn độc đến mức ai cũng căm phẫn: ép vua Lý Huệ Tông tự vẫn, lấn át quyền vua Trần Cảnh, ban lệnh cấm trai gái họ Trần trong vương triều lấy người khác họ. Ông còn lập mưu để Trần Liễu, anh trai vua, phải chịu tội và đem vợ Trần Liễu đang có mang gả cho Trần Cảnh, đồng thời, phế ngôi hoàng hậu của Lý Chiêu Thánh. Ông cũng bố trí giết người đã biết quá nhiều về những âm mưu của ông, khiến con gái nuôi phải tự vẫn khi nhìn ra chân tướng ông. Tưởng như con người Trần Thủ Độ chỉ có sự cứng rắn và duy lý. Nhưng không, sự đau đớn, suy sụp của ông sau cái chết của cô gái nuôi đã cho thấy con người đầy tình cảm và đậm chất nhân bản trong ông. Dưới ánh tàn của cuộc sống, ông đối diện với lương tâm, bộc lộ con người thật của mình.

Một cảnh trong vở "Luận anh hùng".

Suốt cuộc đời Trần Thủ Độ cũng đầy hy sinh, chấp nhận mọi điều tiếng vì đại nghiệp mà mục tiêu cao nhất là sự an nguy của dân tộc. Thời tuổi trẻ, ông phải hy sinh người yêu đầu đời trong sáng, khi làm quan lại đưa ra những quyết định "vô tiền khoáng hậu", mang lại nhiều đau khổ cho những người thân yêu, ruột thịt. Và "Luận anh hùng" lý giải những việc làm đó: Huệ Tông phải chết, vì đã gây cho nhân dân bao lầm than đói khổ, cũng là để trừ hậu họa cho triều Trần. Phải mang vợ Trần Liễu gả cho Trần Cảnh, bởi hơn ai hết, ông nhìn rõ vương triều Lý từng mất vì không có người nối dõi. Để người họ Trần phải lấy nhau, là cách tạo sự trung thành tuyệt đối với vương triều trong bối cảnh còn trứng nước. Đổi lại, ông được gì? Câu hỏi của Trần Thị Dung chính là câu hỏi của nhân gian với ông. Và cuối đời, ông vẫn phải thốt lên "ta cô đơn quá!".

Nhưng đất nước có được cả một vương triều, một vương triều hiển hách với 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi, để hậu thế được tự hào khi với khí phách anh hùng của Trần Thủ Độ, cha ông ta đã không quỳ gối trước giặc xâm lăng. Cách lý giải đời sống nội tâm nhân vật khá nhuyễn, đã khiến cái chết của Trần Thủ Độ trở nên thương xót trong lòng người xem. Đó là thành công của vở diễn. Những mảng miếng rành mạch, logic, không cầu kỳ mà nhiều ý nghĩa của đạo diễn, đã làm bật được ý đồ của vở diễn.

Phải khẳng định rằng, vai diễn Trần Thủ Độ do NSƯT Trần Quang Hùng thủ vai đã rất thuyết phục người xem. Kinh nghiệm và diễn xuất của Trần Quang Hùng đã lột được thần thái của Trần Thủ Độ ngay khi bước ra sân khấu. Sự đằm chín, tinh tế, đi sâu vào tâm lý nhân vật qua từng cử chỉ, ánh mắt của anh đã tải thành công nhân vật Trần Thủ Độ có tâm lý phức tạp, nhiều đất diễn, để cuối cùng, không phải là người xem thở phào nhẹ nhõm trước cái chết của quan Thái sư, mà là cảm thông, thương xót vì đó là người đã luôn đặt vận mệnh dân tộc lên trên hết.

Vai diễn Trần Thị Dung do NSƯT Thanh Hương đảm nhận, đã bổ trợ khá tốt cho vai Trần Thủ Độ. Những giọt nước mắt của chị quả thật đã làm lay động người xem. 2 Nghệ sĩ tài năng trẻ Hoàng Viện và Hồng Nhung từng thành công trong "Lễ mở xiêm áo", cũng tiếp tục khẳng định mình ở vai Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung thời trẻ. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận các vai chính nổi bật so với các vai khác, cho thấy dàn diễn viên chưa đồng đều của nhà hát. Có diễn viên dù giọng ca tốt, nhưng đài từ chưa đẹp, nên không tạo được hiệu ứng tốt với người xem.

Dù sao, cũng có thể nói rằng, "Luận anh hùng" vẫn là một vở diễn có đề tài 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đáng để xem, khi đã tạo được những cảm xúc đẹp với khán giả

Thanh Hằng

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文