Vở kịch "Sếp Rởm": Những vấn đề thời đại giữa ấm áp tiếng cười

11:09 24/02/2011
Từng xuất hiện với tần số dày đặc trên các đài truyền hình trong sự đón nhận của khán giả trong và ngoài nước giờ đây, "Sếp rởm" lại được Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng dưới bàn tay đạo diễn của NSƯT Anh Tú, để bắt đầu từ tháng 3/2011, vở diễn sẽ có một hành trình xuyên Việt, chinh phục khán giả mọi miền đất nước.

Từng được NSND Lê Hùng đạo diễn với sự tham gia của các danh hài Xuân Hinh, Minh Vượng, Thanh Thanh Hiền, kịch bản "Sếp rởm" của Trung tướng, nhà văn Hữu Ước đã trở thành một vở diễn xuất hiện với tần số dày đặc trên các đài truyền hình trong sự đón nhận của khán giả trong và ngoài nước. Giờ đây, "Sếp rởm" lại được Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng dưới bàn tay đạo diễn của NSƯT Anh Tú, để bắt đầu từ tháng 3/2011, vở diễn sẽ có một hành trình xuyên Việt, chinh phục khán giả mọi miền đất nước. 

Sự kết hợp ăn ý giữa Trung tướng, nhà văn Hữu Ước và đạo diễn, NSƯT Anh Tú đã mang đến một câu chuyện ngồn ngộn tính xã hội: Gia đình nọ ở thôn quê làm nghề buôn cá, rất giàu có, nhưng lại không chấp nhận cảnh sống nơi làng quê, đã quyết định làm "cuộc trường chinh" "lên thành phố để đổi đời, để thành ông nọ bà kia".

Thế nhưng, thực tế cuộc sống vô cùng nghiệt ngã, với bao cám dỗ, lọc lừa, đã nhanh chóng giết chết giấc mơ của "đại gia xóm nhỏ", để lại những bài học kinh nghiệm cay đắng không chỉ cho người trong cuộc: Không phải cứ có tiền, là có thể trở thành "ông nọ bà kia", mà để làm sếp đích thực, đòi hỏi về cả trình độ, năng lực, cùng nhiều yếu tố văn hóa đi kèm. Hậu quả của sự ảo tưởng, bệnh hình thức, thật khó lường, chính là lời cảnh báo mà vở diễn đưa ra trước một hiện tượng xã hội đang khá phổ biến.

Giữa sự tất bật chuẩn bị cho "Sếp rởm" hành trình xuyên Việt, NSƯT Anh Tú chia sẻ lý do một lần nữa anh kết hợp với nhà văn Hữu Ước: Cái tứ của kịch bản "Sếp rởm" khiến tôi rất thích, vì rất lạ, khác hẳn với những kịch bản mà nhà văn Hữu Ước đã viết và Nhà hát Tuổi trẻ từng dàn dựng.

Cảnh trong vở "Sếp rởm" của Nhà hát Tuổi trẻ.

"Sếp rởm" không viết theo lối chính luận thông thường, mà giàu tính ẩn dụ và chất truyền thống của sân khấu Việt Nam với thấp thoáng hình mẫu của chèo cổ, tuồng đồ và tuồng pho. Thế là tôi quyết dựng, mà là theo phương thức xã hội hóa. Thật mừng khi anh chị em nghệ sĩ đều đồng thuận, nên đã dồn tâm sức cho việc tập luyện, dẫu vào thời điểm cuối năm, để vở diễn kịp hoàn thành trước Tết Nguyên đán.

Lần đầu tiên dựng vở hài dài hơi, nhưng với kinh nghiệm của một diễn viên tài năng, một đạo diễn từng thành công với nhiều vở, NSƯT Anh Tú đã khai thác và sáng tạo trên từng chi tiết, từng câu nói, từng hành động kịch để tạo đất diễn cho diễn viên và cuốn người xem vào câu chuyện. Để rồi, những vấn đề mang tính xã hội sâu sắc, ý nghĩa thời sự nóng hổi đã lan tỏa một cách nhẹ nhàng từ sàn diễn nhỏ bé kia đến những trái tim khán giả.

NSƯT Anh Tú đã bám sát bố cục kịch bản cũng như hệ thống nhân vật để dựng vở. Anh cũng mạnh dạn thực hiện cách bố cục vòng tròn với sự sắp đặt logic và hợp lý, đã mang lại hiệu quả cho chuyện kịch: Vở diễn được mở đầu bằng cảnh khai trương công ty tưng bừng và khép lại cũng bằng cảnh một công ty khác lại tưng bừng khai trương ở chính nơi mà gia đình nhà buôn cá vừa sập tiệm.

Cách thể hiện hài hước, tự nhiên của các nghệ sĩ đã đưa vở diễn đi vào lòng khán giả thật nhẹ nhàng. Các tình tiết, hành động, cử chỉ đều được lựa chọn đắt giá, cùng với lối diễn dung dị, không căng cứng của các nghệ sĩ, đã tạo được những nút thắt hấp dẫn cho câu chuyện kịch. Khác với vẻ chao chát trong nhiều vai diễn vốn đã "đóng đinh" với nghệ sĩ Thu Hương (Hương Tươi), ở đây, trong vai vợ sếp, Thu Hương lại đằm thắm mà vẫn tròn đầy tiếng cười duyên dáng.

Vai "sếp" được giao cho Tùng Linh đảm nhận, đã tung hứng khá ăn ý với Thu Hương. Vào vai cái Tý, nghệ sĩ Vũ Ánh cũng thể hiện tốt nhân vật của mình, khiến đạo diễn Anh Tú chỉ còn biết gật gù khen ngợi. NSƯT Anh Tú tự tin: Tôi hài lòng về các diễn viên của mình, vì họ đã thể hiện hết khả năng cho từng vai diễn, lấy được tiếng cười của khán giả, mà không làm vơi đi ý nghĩa câu chuyện. Đó là điều không dễ, đòi hỏi cả tài năng lẫn bản lĩnh sân khấu của nghệ sĩ.

Góp phần cho thành công của "Sếp rởm", phải kể đến sức sáng tạo của họa sĩ, NSƯT Lê Sơn. Hình ảnh con cá gắn chặt với toàn bộ các cảnh diễn, nhưng được thiết kế ở các góc độ, ý tưởng khác nhau, luôn nhấn cho người xem gốc gác xuất thân của "sếp rởm": khi là hình chiếc xương cá chiếm toàn bộ cảnh trí, lúc là con cá ngoe nguẩy, lúc lại là con cá mắc lưới, thậm chí, bàn, ghế, giường, tủ v.v… đều mang hình ảnh tôm, cua, cá…

Cách trang trí độc đáo này gợi lên tiếng cười nơi người xem, nhưng cũng đầy ý nghĩa trong câu chuyện kịch. Âm nhạc dân gian được sử dụng trong toàn bộ hài kịch, cũng tạo nên một nét riêng, gần gũi và thi vị cho "Sếp rởm".

Sau khi "đo" khán giả Hà Nội - những người xem luôn kỹ tính và đòi hỏi cao, "Sếp rởm" đã được đón nhận nồng nhiệt, nên việc mang vở vào các tỉnh phía Nam và miền Trung, thành công là điều dễ hiểu. Trước ngày lên đường, NSƯT Anh Tú cho biết, lịch diễn "Sếp rởm" của anh đã được đặt trước khoảng 20 đêm ở TP HCM, Cần Thơ, Đà Lạt, Vũng Tàu, Quảng Nam vv… Kết thúc chuyến lưu diễn này, "Sếp rởm" mới có thể gặp lại khán giả Thủ đô

Dạ Miên

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文