32 năm Ngày chiến thắng (30/4/1975 – 30/4/2007):

Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy

14:42 26/04/2007
Nếu nói thơ là một vũ khí, thì thơ đánh Mỹ là một vũ khí sắc bén: nhanh nhạy, đanh mạnh, giòn giã.

Khi đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, cả nước thành chiến hào, cùng với các loại súng phòng không của quân đội, ngọn súng thơ của dân tộc cũng đánh trả ngay lập tức:

Giặc Mỹ mày đến đây

Thì ta tiêu diệt ngay

Trời xanh ta nổi lửa

Biển xanh ta giết mày

(Sao chiến thắng - Chế Lan Viên)

Tính chiến đấu của thơ trước hết là tính thời sự. Mọi sự kiện xã hội, thơ của ta đều có mặt kịp thời. Những vấn đề lớn đặt ra cho lịch sử dân tộc, thơ đều góp tiếng nói.

Đâu phải ngẫu nhiên, trong thời kỳ này nhiều nhà thơ, ngay cả những nhà thơ quen viết về đề tài tình cảm, tình yêu, cuộc sống thường ngày, lại viết nhiều bài thơ thời sự chính luận. "Thơ cần có ích - hãy bắt đầu từ nơi đó mà đi!".

Chế Lan Viên đã nói hộ mục đích cầm bút những tháng năm này của các nhà thơ. Nhiều bài thơ chính luận đã đậm chất trữ tình, vĩnh cửu hoá những vấn đề thời sự:

Đây cuộc hồi sinh, buổi hoá thân

Mùa đông thế kỷ chuyển sang xuân

Ôi Việt Nam từ trong biển máu

Người vươn lên như một thiên thần

(Việt Nam máu và hoa - Tố Hữu)

Phải chăng, mọi thứ trữ tình trong thời kỳ này đã kết tinh trong tình yêu Tổ quốc? Chưa thời kỳ nào Tổ quốc lại được nói đến nhiều và hay đến như thế! Thật khó có lời nào nói về Tổ quốc đẹp đẽ và cô đúc được như thơ:

Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi

(Tố Hữu)

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?

(Chế Lan Viên)

Dựng tượng đài Tổ quốc sừng sững trong trái tim mọi người để cho không một thứ bom đạn nào xóa được. Từ trái tim mang tượng đài Tổ quốc sẽ chỉ đạo những hành động phi thường. Sức mạnh của thơ chính luận của thời kỳ này âm vang Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sỹBình Ngô đại cáo...

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là khi dân tộc nhịp bước cùng thời đại. Để biểu hiện được nhịp sống này, thơ không thể dừng lại ở tính dân tộc, mà phải vươn tới tính hiện đại trong cách thể hiện.

Nói về một nền thơ của dân tộc thì không thể có sự lai căng. Càng ngày chúng ta càng thấy rõ thơ cổ điển của ông cha ta có rất nhiều điều khác thơ của các nước phương Đông, khác thơ cổ Trung Quốc.

Vươn tới chất hiện đại cũng không phải là học tập thơ của các nước phương Tây như một số bạn làm thơ trẻ thường lẫn lộn. Xây dựng nền văn hóa hiện đại trên cái nền của dân tộc mình là điều đã được thế giới thừa nhận. Thời kỳ đánh Mỹ chính là khi thơ của ta vận động tự nhiên theo hướng này.

Khi Tố Hữu viết Mẹ Suốt, Ê-mê-ly con!, Chế Lan Viên viết Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?, Phạm Tiến Duật với Lửa đèn, Nguyễn Khoa Điềm với Mặt đường khát vọng, Trần Đăng Khoa với Hạt gạo làng ta,... chính là sự hài hoà giữa dân tộc và hiện đại.

Thơ tự do chính là thể loại tập trung chất hiện đại của thơ Việt Nam đánh Mỹ. Đó là thành tựu trên đường vận động phát triển của thơ. Không một nhà thơ Việt Nam nào trong thời kỳ này không làm thơ tự do, và đều có những bài thơ tự do hay. Thơ tự do thực sự là thể loại chứa đựng được mọi yêu cầu của cuộc sống khách quan và phong cách riêng của mỗi nhà thơ.

Điều đáng nói hơn cả là tính thiết thực của thơ đánh Mỹ. Có lẽ, đây là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá thơ những tháng năm này. Thơ đi vào quần chúng sống cuộc đời như văn học dân gian:

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta

(Hồ Chủ tịch)

hay:

Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

(Tố Hữu)

hoặc:

Thế đấy, giữa chiến trường

Nghe tiếng bom rất nhỏ

(Phạm Tiến Duật)

Những năm đánh Mỹ, lời thơ trên của Bác và Tố Hữu là ngọn lửa trong tim mỗi chiến sĩ, mỗi người dân. Tôi đã thấy những lời thơ đó xuất hiện trên những bức tường khắp thôn cùng xóm vắng, trên những dãy núi dọc đường ra mặt trận.

Ai mà đánh giá được hết giá trị của những lời thơ này, vì nó là ngọn lửa thắp trong tim những anh hùng, dũng sĩ, từ đó bùng lên thành bão lửa Mậu Thân, của Điện Biên Phủ trên không, của Đại thắng mùa xuân năm 1975...

Nếu lấy tác dụng của thơ đối với cuộc sống làm thước đo, thì bài thơ "Mừng xuân 1968" của Hồ Chủ tịch chính là bài thơ hay nhất của thơ đánh Mỹ:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Thắng trận tin vui khắp nước nhà

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta.

Bài thơ làm chúng ta nhớ tới Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. Hai bài thơ bốn câu đối xứng nhau qua gần mười thế kỷ (thế kỷ X và thế kỷ XX), chiến đấu bảo vệ độc lập tự do của dân tộc ta. Nếu thơ "thần" là một bài thơ đuổi giặc (Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời dịch từ "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"), thì Mừng xuân 1968 với Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta mang khí phách tiến công của thời đại, mở ra bát ngát một chân trời...

Điều đó không phải ngẫu nhiên, thế đứng của dân tộc sau mười thế kỷ vững vàng, tự tin và lạc quan biết bao nhiêu!

Có thể nói, hùng khí của bài thơ này là tư tưởng chỉ đạo của cuộc  kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là tư tưởng chỉ đạo của nền văn học và thơ đánh Mỹ

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文