Vương triều Mạc và huyền tích một bảo vật quốc gia 500 năm tuổi

16:15 09/01/2011
Thanh long đao của Mạc Thái Tổ dài 2,55m, cân nặng 25,6kg, lưỡi đao dài 0,95m, cán đao dài 1,60m, bằng sắt rỗng, có cá chốt chặt lưỡi đao vào cán đao. Một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao. Chỗ hình đầu rồng có "cá" chốt chặt lưỡi đao vào cán đao.

Nhà Mạc là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Mạc Thái Tổ lên ngôi ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi (1527), sau khi giành được quyền lợi từ vua Lê Cung Hoàng (triều Lê sơ) và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp cùng con là Mạc Toàn bị quân Lê - Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592, tổng cộng là gần 66 năm định đô tại Thăng Long. Tuy nhiên, một số quan quân và thân Vương nhà Mạc như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục trấn thủ tại khu vực Cao Bằng đến tận năm 1677. Thời kì 1527 - 1592, trong lịch sử Việt Nam còn gọi là thời kỳ Nam - Bắc triều, di triều đình nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Nam Ninh Bình trở vào trên danh nghĩa nằm trong tay nhà Lê -Trịnh.

Công trình minh họa một vương triều

Cách TP Hải Phòng gần 20km về phía Đông Nam, khu tưởng niệm vương triều Mạc được xây dựng và khôi phục trên chính mảnh đất tổ tiên của dòng tộc, thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đây là một trong những công trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với tổng diện tích 10,5ha. Di tích khu tưởng niệm vương triều Mạc vừa hoàn thành xong giai đoạn một (dự kiến hoàn thành tổng thể vào năm 2015).

Từ con đường làng thuộc xã Ngũ Đoan đi vào 200m, vương triều Mạc được xây dựng hoành tráng trên một cánh đồng rộng lớn. Khu di tích gồm có nhà chính diện, nơi thờ 5 vị vua triều Mạc định đô tại Thăng Long (1527 - 1592): Thái tổ nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung, Thái tông Khâm triết văn Hoàng đế Mạc Đăng Doanh, Hiến tông Hiển Hoàng đế Mạc Phúc Hải, Tuyên tông Anh Nghị Hoàng đế Mạc Phúc Nguyên, Mục tông Hồng minh Hoàng đế Mạc Mậu Hợp.

Khu chính điện gồm tiền điện (7 gian), thiêu hương (ống muống), hậu cung (5 gian). Tiếp đến là cầu qua hồ bán nguyệt vào Ngũ tiền môn được xem là "cánh cửa" của vương triều Mạc. Ngũ tiền môn gồm có nghi môn ngoại và nghi môn nội với cấu trúc 4 trụ, 3 gian, 2 tầng, 4 mái tạo nên một không gian linh thiêng, trang trọng. Hai tòa nhà giải vũ thuộc khu tưởng niệm nằm song song đối diện với nhau, đây là nơi du khách thập phương dừng chân nghỉ ngơi, sắp lễ trước lúc vào dâng hương ở chính điện. Theo quan niệm phương Đông, nhà giải vũ còn là nơi che mưa, che nắng cho con người, ý nói đến sự che chở của dòng tộc họ Mạc đối với các thế hệ con cháu và du khách.

Thanh Đinh Nam Đao của Mạc Thái Tổ tại nhà thờ họ Phạm ở huyện Xuân Trường, Nam Định.

Huyền tích bảo vật quốc gia 500 năm tuổi

Trong điện chính có rất nhiều đồ thờ, cổ vật. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa một cột, con chim hạc quen thuộc trong ca dao đến chiếc đại hồng chung nặng 1.527kg, chiếc chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi. Tất cả đều được đặt trang trọng trong chính điện. Đặc biệt là thanh Đinh Nam Đao, là thanh đao từng cùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận và "bách chiến bách thắng". Đến nay tuổi đời của bảo vật này là 500 năm tuổi.

Thanh long đao của Thái Tổ nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung được bảo quản và lưu thờ nhiều thế kỷ tại từ đường họ Phạm gốc Mạc thôn Ngọc Tỉnh, thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Từ đất Dương Kinh 418 năm về trước, thanh bảo đao của Mạc Thái Tổ đã ra đi sau ngày thành Thăng Long thất thủ. Trải qua hành trình lịch sử đằng đẵng, 418 năm sau, từ đất Thiên Trường, từ đường họ Phạm gốc Mạc, thôn Ngọc Tỉnh, thị trấn Xuân Trường, báu vật của tiên đế được long trọng rước về Dương Kinh trưng bày tại Thái Miếu, trước linh vị thần tượng vị hoàng đế anh linh hộ quốc an dân, sáng nghiệp Mạc triều thiêng liêng trong ngày lễ chính kỵ lần thứ 469 đức Mạc Thái Tổ (1483 - 1541), trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Triều vua Minh Mệnh (1821), Phan Bá Vành khởi binh, chống lại triều đình, muốn dùng thanh long đao của Mạc Thái Tổ làm linh khí trên trận địa. Họ Phạm (Mạc) ở Ngọc Tỉnh đã kịp thời chôn giấu thanh long đao, không để kỉ vật của Tiên đế vào tay Phan Bá Vành. Thế rồi, nhiều năm trôi qua, dấu tích nơi chôn giấu không còn. Thanh long đao bị thất lạc.

Tương truyền, thuở ấy có gò đất phía Đông Nam từ đường họ Phạm (Mạc) làng Ngọc Tỉnh bỗng nhiên "phát hỏa". Lửa tự nhiên bốc cháy, phút chốc lại vụt tắt, khi ẩn khi hiện. Có lần lửa bén vào cả rơm rạ, giấy, vải giắt trên mái nhà. Từ đó, dân trong vùng đặt tên con gò này là gò Con Hỏa.

Đến năm 1938, họ Phạm (Mạc) Ngọc Tỉnh trùng tu từ đường, đào hồ bán nguyệt, như có linh ứng chỉ dẫn đã tìm thấy thanh long đao sau hơn 90 năm nằm sâu trong lòng đất. Thanh long đao đã bị sét gỉ ăn mòn nhiều chỗ cả phần lưỡi thép và cán đao; lại được dòng họ rước về từ đường thờ phụng như xưa. Và cũng từ đây, gò Con Hỏa xóm Đông thôn Ngọc Tỉnh không phát hỏa nữa. Hiện tượng lạ này đến nay còn nhiều người kể.

Năm 1986, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Xuân Quang, hội viên Hội Khoa học lịch sử Việt Nam về tìm hiểu hậu duệ vương triều Mạc trên đất Hà Nam Ninh. Khi tiếp xúc với thanh long đao, ông vô cùng phấn khích và đã xin phép chi họ cho tiến hành việc cân, đo, chụp ảnh, tra cứu tộc phả, lập lý lịch di vật để đưa vào danh mục di vật khảo cổ học. Ông ghi lại: Thanh long đao của Mạc Thái Tổ dài 2,55m, cân nặng 25,6kg, lưỡi đao dài 0,95m, cán đao dài 1,60m, bằng sắt rỗng, có cá chốt chặt lưỡi đao vào cán đao. Một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao. Chỗ hình đầu rồng có "cá" chốt chặt lưỡi đao vào cán đao. Hiện nay, Đinh Nam Đao được đặt trang trọng trước bàn thờ Mạc Thái Tổ trong khu hậu cung.

Thanh Đinh Nam Đao của vua nhà Mạc, hiện nay đang được cất giữ tại di tích khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Hiện nay, châu Á chỉ còn 2 binh khí được lưu thờ là vật thái bảo: Một là thanh đao của Tống Thái Tổ nhà Bắc Tống và thứ hai là thanh long đao của Mạc Thái Tổ.

Đào Bích

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Rạng sáng 1/5, trận bán kết lượt đi Champions league 2023/2024 đã diễn ra giữa hai đội Bayern và Real Madrid. "Kền kền trắng" vươn lên dẫn trước rồi để đại diện nước Đức dẫn ngược trước khi kết thúc trận đấu với tỷ số hoà.

Từ ngày 6 đến 8/5, các tay vợt bóng bàn Việt Nam bước vào vòng tranh vé dự Olympic Paris 2024 khu vực Đông Nam Á. Hy vọng giành vé dự Olympic Paris 2024, cũng là lần thứ ba góp mặt ở sân chơi này của các nhà quản lý, HLV và các tay vợt bóng bàn Việt Nam là có thật dù biết rằng không dễ thực hiện.

Đã 70 năm đã trôi qua, những người lính tuổi mười tám, đôi mươi năm nào nay tuổi đã cao, chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng ấy vẫn in đậm trong tâm khảm, không thể nào quên.

Nắng nóng gay gắt chấm dứt ở miền Bắc với sự xuất hiện của mưa lớn diện rộng với lượng mưa có nơi trên 50mm, nền nhiệt giảm nhanh gần 10 độ C. Khu vực Trung và Nam Bộ duy trì nắng nóng như "thiêu đốt".

Bắt đầu từ ngày 2/5, thí sinh đang học lớp 12 trên toàn quốc sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến. Thời gian đăng ký kéo dài đến 17h ngày 10/5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lưu ý, trước khi khai phiếu đăng ký dự thi, thí sinh cần đọc kỹ các mục và bản hướng dẫn ghi phiếu mà Bộ GD&ĐT đã ban hành, những điểm nào chưa rõ phải hỏi cán bộ tiếp nhận để được hướng dẫn đầy đủ bởi thí sinh chịu trách nhiệm hoàn toàn về thông tin khai trong phiếu.

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文