Cấp bách bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu

05:25 20/11/2023

Hiện nay, Việt Nam đã có 9 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Ngoài ra, nhiều di sản tư liệu quý đang được bảo tồn, gìn giữ ở nhiều gia đình, đơn vị, địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến nay, loại hình di sản này chưa được quy định bởi bất kỳ luật nào trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Tại dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang được soạn thảo, lần đầu tiên, di sản tư liệu được quy định cụ thể về đối tượng và phạm vi điều chỉnh. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hoạt động cần thiết, nhưng cũng cần cân nhắc kỹ nhằm bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa đặc biệt này trong thời gian tới.

Thiếu hành lang pháp lý về bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu

Theo Cục Di sản văn hóa, Chương trình Ký ức Thế giới do UNESCO khởi xướng từ năm 1992 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản tư liệu. Việt Nam tham gia Chương trình này từ năm 2007 nhưng chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ và phát huy giá trị di sản này. Cũng theo Cục Di sản văn hóa, đến nay Việt Nam đã có 9 di sản tư liệu được Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO ghi danh, trong đó 3 Di sản tư liệu Thế giới, 6 Di sản tư liệu Khu vực Châu Á -Thái Bình Dương.

Triển lãm phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam – Bảo vật quốc gia đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.

Trong thời gian tới, di sản tư liệu của Việt Nam sẽ tiếp tục được UNESCO xem xét, ghi danh cấp khu vực và thế giới và ngày càng có xu hướng gia tăng. Di sản tư liệu của Việt Nam ở các địa phương, gia đình và dòng họ… đa dạng về loại hình, tài liệu, tư liệu rất tiềm năng, cũng có di sản tư liệu có nguy cơ bị mai một, biến mất… Vì vậy, quy định mới loại hình di sản tư liệu trong Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) để điều chỉnh hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị là phù hợp và cần thiết.

Trong dự thảo, Ban soạn thảo dành một chương riêng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu, đưa ra các quy định cụ thể, từ các khái niệm loại hình, thuật ngữ, tiêu chí nhận diện, các hoạt động kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, quy trình ghi danh và hủy bỏ quyết định ghi danh, cho đến các biện pháp tiếp nhận quản lý, trách nhiệm hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu sau khi được ghi danh. Dự thảo Luật đồng thời quy định rõ thẩm quyền thẩm định các dự án, đề án bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di sản tư liệu; quy định về bản sao đối với di sản tư liệu.

Đồng quan điểm về sự cần thiết đưa di sản tư liệu vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa, TS Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, địa phương đang lưu giữ kho tàng đồ sộ về tư liệu di sản, bao gồm hàng ngàn văn bia, sắc phong, thần tích – thần phả, địa bạ, hương ước, ván khắc in kinh, hoành phi câu đối, gia phả...

Các di sản này được lưu trữ trong các đền, chùa, miếu phủ, bảo tàng, tư gia, từ đường dòng họ, một số tư liệu còn lưu giữ, bảo quản tại các kho lưu trữ quốc gia. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị nguồn di sản này đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành văn hóa tỉnh.

Cụ thể, hệ thống văn bia, dù được tạo tác, chạm khắc trên chất liệu bền vững là đá, nhưng ngoài một số ít văn bia được dựng trong không gian thờ tự, có mái che, đa  số văn bia trên địa bàn tỉnh được đặt ngoài trời, hoặc trên cách vách núi đá tự nhiên (bia ma nhai) chịu tác động rất lớn của thời tiết, sự phong hóa tự nhiên của đá, xâm thực của rêu mốc, cây cối dẫn đến nứt vỡ, mờ chữ. Bên cạnh đó, do tác động của chiến tranh, nhận thức hạn chế của một bộ phận người dân, quan điểm thời đại nhiều thời kỳ khác nhau, một số văn bia đã bị phá hủy một phần hoặc hoàn toàn.

Hàng ngàn bản sắc phong có niên đại từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn, các địa bạ, thần tích – thần phả, ván khắc in kinh, gia phả... được lưu giữ tại các di tích, tư gia, từ đường dòng họ chưa được bảo quản đúng mức, nhiều tài liệu xuống cấp, mục nát, công tác bảo vệ còn nhiều khó khăn dẫn đến còn hiện tượng mất trộm chưa tìm lại được. Đồng thời, nguồn tư liệu từ các kho lưu trữ quốc gia, các Thư viện, kho lưu trữ các Viện nghiên cứu còn tản mát, khó khăn cho công tác tập hợp.

Trong khi đó, Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa có các quy định nhằm định nghĩa, nhận diện, ghi danh cũng như các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu. Địa phương phải vận dụng các quy định về bảo vệ di vật, cổ vật tại các di tích, danh lam thắng cảnh nhằm bảo vệ và phát huy giá trị các di sản tư liệu trên địa bàn tỉnh.

Cần những quy định cụ thể và phù hợp với thực tiễn

Về vấn đề này, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Huy Mỹ cho rằng, di sản tư liệu có còn khá mới so với nhận thức của cộng đồng. Vì vậy, hiện nay, vấn đề tuyên truyền, để cộng đồng hiểu để bảo vệ, đề cử các danh hiệu và bảo tồn và huy giá trị của di sản tư liệu là khá quan trọng.

Nhận thức rõ vấn đề này, hiện nay, nhiều dòng họ ở nhiều địa phương, trong đó có hậu duệ các dòng họ như: Họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu và họ Hà ở Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh; họ Nguyễn Trọng ở Trung Cần, Nam Đàn, Nghệ An... đã và đang làm tốt công việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu của dòng họ. Nhưng vì chủ sở hữu là tư nhân, nên rất khó tiếp cận ngân sách nhà nước trong việc bảo quản di sản. Vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần kiến nghị sớm ban hành các quy định, thể chế để hỗ trợ tốt hơn việc bảo vệ, phát huy các di sản tư liệu hữu tư nhân…

Ông Trần Trung Kiên, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước cũng cho rằng, khi xây dựng các quy định liên quan đến di sản tư liệu, Ban soạn thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cần quan tâm đến những đặc điểm rất đặc thù của loại hình di sản này. Cụ thể, trong các Trung tâm Lưu trữ quốc gia hiện có một số di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, một số là di sản là bảo vật quốc gia. Đây là những di sản quý.

Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, di sản phải được phát huy, phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, đây là tài liệu lưu trữ nên việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải tuân thủ quy định của Luật Lưu trữ và các quy định liên quan. Có tài liệu thuộc di sản tư liệu được ghi danh nhưng có thể chưa được phép công bố nội dung. Chưa kể, di sản tư liệu liên quan đến vật mang tin.

“Từ trước đến nay, vật mang tin được lưu trữ là giấy tờ, bản khắc gỗ… Tuy nhiên, hiện nay, vật mang tin có nhiều loại khác. Ví dụ, một tin nhắn trên điện thoại thì điện thoại là vật mang tin. Khi bảo vệ và phát huy giá trị hiện vật, chúng ta quan tâm nội dung hay chiếc điện thoại giữ tin nhắn?... Tất cả những vấn đề này, Ban soạn thảo cần quan tâm khi soạn thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)”, ông Kiên đề nghị.

Hoa Nguyễn

Đây là thông tin được công bố tại Hội nghị "Công bố kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính, kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị có chức năng giải quyết thủ tục hành chính trong CAND năm 2024 và sơ kết 1 năm thực hiện phong trào thi đua cải cách hành chính trong lực lượng CAND 2024; sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 29/3/2022 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ANTT đến năm 2026, định hướng đến năm 2030", chiều 19/12.

Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra ngày 19/12, các đại biểu chất vấn lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của TP Hà Nội liên quan đến những vi phạm kéo dài trong công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Hà Nội.

Ngày 26/12, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) về việc xin giảm nhẹ hình phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

Chiều 19/12, tại trụ sở Đội chữa cháy và CNCH khu vực số 2, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP Hà Nội, chúng tôi gặp Trung tá Nguyễn Minh Đức, Phó đội trưởng Đội chữa cháy và CNCH khu vực số 2, người trực tiếp cùng tổ công tác tiếp cận các nạn nhân, đưa người bị thương xuống đất an toàn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc sắp xếp, tinh gọn Tổng cục Thuế đang được trình theo mô hình 3 cấp: Thuế Nhà nước, Thuế khu vực và dưới nữa là cấp quận, huyện.

Phản ứng tiêu cực với thông tin giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giá vàng thế giới lao dốc kéo giá vàng trong nước cũng “đổ đèo”.

Chiều 19/12, đoàn công tác Báo CAND do Đại tá Trần Duy Hiển, Phó Tổng Biên tập dẫn đầu, đã đến thăm và chúc mừng Báo QĐND nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)…

Ngày 19/12, đoàn công tác Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã đến tặng hoa, chúc mừng lễ Giáng sinh an lành, hạnh phúc, năm mới an khang, thịnh vượng các chức sắc, tín đồ Công giáo và Tin lành, nhân dịp Lễ Giáng sinh và đón chào năm mới 2025.

Hồi 18h30 ngày 17/12, tại khu vực biên giới thuộc bản Puông, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, Công an huyện Sông Mã chủ trì, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh và Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương phối hợp đã phá thành công chuyên án, bắt giữ 1 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy với số lượng đặc biệt lớn.

Với 19/20 khu vực, khoản thu, sắc thuế hoàn thành vượt mức dự toán, 16/20 khu vực, khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng so cùng kỳ; ước thực hiện cả năm 2024, tổng thu do cơ quan thuế quản lý vượt khoảng 245.588 tỷ đồng so với dự toán, bằng 113,7% so với thực hiện năm 2023.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文