Danh hài Minh Vượng và Chí Trung làm gì khi Tết đến?

17:12 29/01/2016
Đó là câu hỏi nhiều người đặt ra, khi thấy trong các chương trình hài trên truyền hình, luôn có sự góp mặt của 2 ngôi sao hài đất Bắc.

Những câu chuyện gia đình và dịp cuối năm của những người nghệ sĩ “làm dâu trăm họ” đã được 2 nghệ sĩ “bật mí” trong chương trình “Câu chuyện cuối năm” của kênh VTC11 dự kiến phát sóng vào tối 29 Tết sẽ cho thấy, họ là những người đặc biệt yêu những nét văn hóa truyền thống của Tết dân tộc.

Danh hài Chí Trung và Minh Vượng.

Minh Vượng: Tôi tự hào mình nấu ăn rất ngon

Ngày cuối năm, mọi người đều tất bật và Minh Vượng cũng phải lo toan rất nhiều thứ, đặc biệt là cơm áo gạo tiền trong ngôi nhà mà chị “vừa là Giám đốc vừa là nhân viên”. Thế nhưng, Minh Vượng luôn hạnh phúc vì năm nào cũng vậy, trong ngôi nhà nhỏ của chị đều có những người đi xa, đều trở về, ăn Tết đoàn viên ấm cúng bên nồi bánh chưng và trao nhau những lời chúc tốt đẹp.

NSƯT Minh Vượng.

Tưng tửng trên sân khấu, nhưng trong đời sống thường ngày, Minh Vượng là người rất nghiêm túc. Chị không bao giờ đi diễn xa hoặc đi du lịch vào ngày 30 Tết, bởi chị rất trân trọng ngày Tết truyền thống của dân tộc và với chị, khoảnh khắc của chiều 30 luôn khiến chị bồi hồi: “Tôi luôn có những tình cảm, tình thương, không chỉ với người hiện tại mà còn với cả những người đã đi xa. Nếu 3 ngày Tết mình đi du lịch thì sướng thân mình nhưng nhà cửa sẽ lạnh lẽo, ông bà tổ tiên hẳn cũng sẽ cô đơn, tôi không thể dứt bỏ”. Mồng 1 Tết, việc đầu tiên của Minh Vượng là đi chùa, thắp một nén nhang rồi về mừng tuổi bố mẹ và chị luôn hạnh phúc khi bố mẹ vẫn bên chị qua những cái Tết.

Rất yêu Tết truyền thống nên Minh Vượng sợ những tục lệ đẹp đang bị biến tướng như lì xì số tiền lớn, biếu quà Tết hoành tráng, bởi theo chị, trong năm chỉ cần đối tốt với nhau, nhân ái, yêu thương thì chẳng cần đến những quà cáp cuối năm nữa. Tuy nhiên, món quà cảm ơn cuối năm đến những người đã giúp đỡ mình cũng khá cần thiết, chỉ là đừng “làm quá” lên mà quên mất những người xung quanh mình. Đừng lợi dụng Tết để đổi trao vật chất.

Chí Trung: Bữa cơm chiều 30 Tết đặc biệt ý nghĩa

Với danh hài Chí Trung, dịp Tết là thường từ chối những buổi diễn xa và luôn cảm thấy hạnh phúc nhất là được bên vợ, đặc biệt là trong bữa cơm chiều 30 Tết. Đó là bữa cơm ngon nhất, đủ đầy và thoải mái bên vợ con, thậm chí không mong muốn phải đi diễn ở đâu cả, để cùng gia đình tận hưởng đến từng giây phút. Bữa cơm cuối năm không chỉ là ẩm thực mà còn là một niềm vui thiêng liêng: “Bạn tưởng tưởng cảnh cả buổi chiều chồng dọn dẹp nhà cửa, lau hết bốn năm tầng lầu, vợ thì nấu cơm, con cái sắp sửa dọn nhặt hành, lau bát, còn mình kê lại bàn ghế hay tìm tấm chiếu hoa bày ra đón khách.

NSƯT Chí Trung.

Chiều 5h đặt mâm cơm đẹp nhất ấy, tinh túy nhất ấy kính lên các cụ, thắp nén hương mong một năm mới tốt lành, cầu các cụ phù hộ độ trì cho mình”- Chí Trung cởi mở. 

Cũng như Minh Vượng, rất yêu các nét đẹp của Tết truyền thống và Chí Trung cũng sợ sự biến tướng của nhiều tục lệ xưa. Chí Trung tâm sự, trong đời sống hiện đại này, chúng ta không thể bỏ qua những ‘nghĩa cử’ xin và cho, cho và nhận, thậm chí là có cả những luật bất thành văn mà chúng ta không làm không được.

Minh Vượng trổ tài nấu ăn.

Thế nhưng, anh quán triệt nhân viên: “Tết không được biếu tôi cái gì vì tôi không đi biếu sếp trên của tôi. Đừng biến tặng quà thành hủ tục”. Chí Trung cũng lo ngại cả việc lì xì ngày Tết đã bị biến tướng, làm hư trẻ em và làm hỏng một thế hệ. Anh bảo, sợ nhất là mồng 1 Tết, vừa lì xì xong là con trẻ bóc phong bì: 10 nghìn là nhăn mặt, 50 nghìn không thèm rút ra, 100 nghìn là để đó luôn. Phải 200 hay 500 nghìn mới được trẻ coi là con người đúng nghĩa trong mắt chúng. Điều này, trách nhiệm thuộc về người lớn, phải định hướng và giáo dục con trẻ hành động, suy nghĩ đúng.

Thanh Hằng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文